Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

7 cách thương lượng để có mức lương mong muốn

Tạp Chí Giáo Dục

Đàm phán để nhận được mức lương mong muốn là một việc làm đòi hỏi sự tinh tế. Dưới đây là 7 gợi ý để vừa không làm phật lòng nhà tuyển dụng vừa không “bán rẻ” chính mình, theo Business Insider.
Không tiết lộ mức lương mong muốn quá sớm
Thời gian phỏng vấn diễn ra càng lâu, bạn càng có cơ hội để hiểu thêm và đánh giá các giá trị của vị trí, tính chất công việc mình ứng tuyển. Nếu có thể, đừng vội vàng đưa ra giá quá sớm trong buổi phỏng vấn đầu tiên. Hãy để nhà tuyển dụng đưa ra mức lương họ có thể trả cho bạn trước để làm cơ sở trao đổi thêm nếu cần.
Ảnh chụp màn hình Business Insider
Ảnh chụp màn hình Business Insider

Trong trường hợp, bạn phải đưa ra mức lương mong muốn trước, hãy lấy mức lương của công việc cũ để làm cột mốc đàm phán.
Tự tìm hiểu trước để không hỏi quá nhiều
Hãy có sự chuẩn bị trước bằng cách hỏi bạn bè, người thân và, nếu có thể, hãy đoán khả năng trả lương cho nhân viên của công ty. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiên cứu trên các trang web việc làm để có cái nhìn khái quát nhất về mức lương tương ứng cho vị trí, tính chất công việc mà mình ứng tuyển.
Không đưa ra một con số cụ thể
Hầu hết các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, nhân sự đều khuyên bạn nên đưa ra một phạm vi mong muốn hơn là một con số cụ thể, chính xác về mức lương mong muốn. Điều này giúp cho việc thương lương trở nên linh hoạt hơn cho hai bên, đặc biệt trong trường hợp mức lương mong muốn của bạn quá cao.
Đưa ra một con số lẻ
Ngay cả khi bạn đã đưa ra một phạm vi nhất định, trong nhiều trường hợp bạn vẫn cần phải chuẩn bị sẵn một con số chính xác. Nhưng thay vì đưa ra một con số chẵn, tròn hãy đưa ra một con số lẻ.
Malia Mason, nhà nghiên cứu trong một nghiên cứu được công bố trên The Journal of Eperiment Social Psychology nói rằng việc sử dụng con số lẻ thay vì số tròn sẽ giúp đưa ra thông điệp rằng bạn đã nghiên cứu và chuẩn bị rất kỹ cho công việc này.
Không nên đồng ý ngay với mức lương đề nghị
Một khi nhận được lời đề nghị, đừng vội gật đầu đồng ý ngay tức khắc. Nhiều nhà tuyển dụng không muốn thuê một nhân viên không có khả năng đàm phán. Hãy cẩn thận cân nhắc. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đòi hỏi, ý kiến quá nhiều lần sẽ dễ gây phản ứng ngược.
Không thể hiện cảm xúc quá mức
Bạn nên giữ thái độ tích cực cho dù bạn đang ở trong trạng thái vui mừng hay thất vọng vào ngay lúc đó. Vì chính thái độ đôi khi mới là yếu tố quyết định cuối cùng.
Đừng bao giờ nói dối về mức lương hiện tại
Nhà tuyển dụng có rất nhiều cách để dễ dàng tìm ra mức lương mà bạn đã được trả. Hãy trung thực về những gì bạn có và muốn đạt được để tránh những rắc rối không đáng có về sau này.

P.Anh (TNO)

 

Bình luận (0)