Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

7 lý do khiến da bạn dễ bị bầm tím

Tạp Chí Giáo Dục

Có rất nhiều lý do khiến bạn dễ bị bầm tím, ví dụ như do sự chấn thương dẫn đến vỡ các mạch máu dưới da, tuổi tác hoặc ánh nắng.

Bạn không nhớ mình đã va chạm vào thứ gì mà lại thấy xuất hiện vết bầm tím ở chân hoặc tay. Điều này khiến bạn lo lắng? Thực tế, có rất nhiều lý do khiến bạn dễ bị bầm tím, ví dụ như do sự chấn thương dẫn đến vỡ các mạch máu dưới da, tuổi tác hoặc ánh nắng…
Dưới đây là những lý do khiến bạn dễ bị bầm tím mà không phải ai cũng biết.
1. Bạn đang già đi
Khi bạn già đi, có hai điều xảy ra với làn da của bạn: da mất lớp bảo vệ của chất béo và việc sản xuất các protein cấu trúc collagen bị chậm lại. Điều đó khiến da mỏng và dễ bị tổn thương dẫn đến bầm tím.
"Điều này rất phổ biến với những người ngoài 60 tuổi. Vào độ tuổi này, da bạn dễ bầm tím hơn trước kia, chỉ cần một ít chấn thương cũng khiến da bạn bầm tím”, Gary Goldenberg, Giám đốc quản lý, phó giáo sư về da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ) nói.
Ảnh minh họa
2. Bạn ra nắng quá nhiều
Ở dưới ánh nắng mặt trời quá lâu sẽ khiến làn da của bạn bị tổn thương và dễ bầm tím, thậm chí da bị mỏng đi nhanh hơn vì ánh nắng gây tổn hại cho da rất lớn, nhất là khi bị cháy nắng.
"Bạn sẽ mất đi collagen theo độ tuổi, và những tổn thương do tia cực tím sẽ ngày một nhiều hơn”, Goldenberg nói.
Để tránh điều này, bạn có thể ngăn chặn tác hại của ánh nắng mặt trời bằng cách dùng kem chống năng có mức độ SPF phù hợp.
3. Bạn uống aspirin hàng ngày
“Đây cũng là một trong những lý do phổ biến khiến bạn bất ngờ thấy xuất hiện những vết thâm tím ngẫu nhiên”, Goldenberg nói.
Aspirin, cũng giống như chất làm loãng máu. Nó hoạt động bằng cách vô hiệu hóa các tiểu cầu gây ra máu có thể đông hoặc cục máu đông. Với máu mỏng hơn và các tế bào đông máu ít hơn, thậm chí là một chấn thương nhỏ sẽ để lại vết bầm tím.
4. Do cấu tạo da của bạn
Nếu bạn có làn da trắng và mỏng, bạn dễ bị bầm tím hơn thậm cho dù chỉ những cú va chạm nhẹ. Goldenberg nói. "Làn da của những người cố số lượng mô mỡ nhiều hơn sẽ ít gặp phải những vết bầm tím hơn”.
Bên cạnh đó, những người bị giãn tĩnh mạch hoặc có nhiều tĩnh mạch nổi lên một cách tự nhiên cũng dễ bị các vết bầm tím hơn. Chỉ cần va chạm nhẹ vào đồ vật cũng có thể để lại vết bầm tím.
5. Bạn bị viêm mạch máu
Đây là thuật ngữ y học chỉ một nhóm bệnh dẫn đến viêm mạch máu. Bệnh có các triệu chứng là các vết bầm đỏ được gọi là ban xuất huyết, là hậu quả của các mạch máu bị viêm vỡ ra.
Viêm mạch được cho là một bệnh tự miễn dịch hoặc là hậu quả của một căn bệnh mãn tính trong thời gian dài như viêm gan. Các triệu chứng khác bao gồm khó thở, ho, và tê hoặc yếu một tay hoặc chân.
6. Bạn thiếu vitamin C
Vitamin C rất quan trọng để chữa lành vết thương và sản xuất collagen, một thành phần cấu trúc quan trọng của da. Nếu không có đủ của vitamin C, các mạch máu của bạn sẽ mở và dễ bị mỡ.
Dấu hiệu bạn cần bổ sung vitamin C bao gồm: mệt mỏi, trầm cảm, chảy máu nướu răng, khớp sưng, chảy máu cam, tóc và da khô.
7. Bạn bị xuất huyết da
Điều này có nghĩa là máu rò rỉ ra từ các mao mạch rất nhỏ, tạo thành vết bầm tím.
"Bệnh xuất huyết da khá phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là ở phần cẳng chân", Goldenberg nói. Các trường hợp nghiêm trọng nhất có thể gây ngứa, nhưng các loại kem bôi và thói quen chống nắng tốt sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.
Nếu trên người bạn xuất hiện những triệu chứng trên, hãy mau chóng đến gặp bác sỹ để được nghe chỉ dẫn.
Theo Afamily
Theo GĐ&XH


Bình luận (0)