Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

7 thứ kỳ quái nhất được phóng lên vũ trụ năm 2018

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Tinh trùng, 36.000 con giun tròn, bình táng được dùng để chứa nội tạng xác ướp… là những món đồ kỳ quái được con người cho du hành vũ trụ trong năm 2018.
Trong năm 2018, thế giới chứng kiến nhiều siêu tàu vũ trụ được đưa lên không gian với những nhiệm vụ lịch sử. Nhưng cũng không ít các chuyến hàng không gian mang theo những vật dụng hết sức kỳ quái và có thể khiến người ta phì cười.
1. Hình nộm lái siêu xe
Hình nộm tên là Starman đã được SpaceX phóng lên vũ trụ vào tháng 2/2018.
Hình nộm tên là Starman đã được SpaceX phóng lên vũ trụ vào tháng 2/2018. 
Hình nộm kích cỡ người thật lái chiếc Tesla Roadster màu đỏ anh đào, tên là Starman đã được SpaceX phóng lên vũ trụ vào tháng 2-2018. Nhiệm vụ của nó là bay lang thang đến những hành tinh khác. Theo thông tin mới nhất từ SpaceX, Starman vừa vượt qua quỹ đạo của Sao Hỏa và tiếp tục cuộc thám hiểm có 1 không 2 của mình.
2. Tinh trùng của người và bò
Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS
Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS 
Chủ nhân của chuyến hàng kỳ cục là cơ quan danh tiếng NASA. Tinh trùng lên tàu SpaceX Dragon vào ngày 4/4/2018, trên chuyến hàng tiếp tế lên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS. Thực ra đây là vật liệu phục vụ cho thí nghiệm đặc biệt của NASA về khả năng sinh sản của người và động vật trong môi trường không gian.
3. Bình nội tạng Ai Cập
Ảnh tư liệu về phi hành gia Robert Henry Lawrence Jr (trái) và chiếc bình mang phong cách Ai Cập của SapceX
Ảnh tư liệu về phi hành gia Robert Henry Lawrence Jr (trái) và chiếc bình mang phong cách Ai Cập của SapceX
Chiếc bình làm bằng vàng 24 karat của SpaceX không phải là chiếc bình thật đựng nội tạng của các xác ướp trong kim tự tháp, nhưng được làm đúng theo mẫu mã của người Ai Cập cổ và mang hình dạng của phi hành gia Robert Henry Lawrence Jr (bình nội tạng Ai Cập được làm theo chân dung và dáng người của chủ nhân).
Ông Lawrence là phi hành gia người Mỹ gốc Phi đầu tiên, đã được chọn cho chương trình Phòng thí nghiệm có người lái, được thiết kế để giúp điệp viên Mỹ xâm nhập các nước đối thủ. Tuy nhiên, ông đã chết trong một vụ tai nạn máy bay trước ngày được bay vào vũ trụ. Chiếc bình lạ lùng trên được SpaceX chế tạo để tôn vinh ông Lawrence và phóng lên vũ trụ bằng tên lửa Falcon 9.
4. 36.000 con giun tròn
Đây là vật liệu cho nghiên cứu thúc đẩy các ti thể nhằm làm chậm quá trình lão hóa của hệ cơ xương khớp
Đây là vật liệu cho nghiên cứu thúc đẩy các ti thể nhằm làm chậm quá trình lão hóa của hệ cơ xương khớp. 
Kiện hàng giun tròn của nhóm khoa học gia đến từ Đại học Nottingham (Anh) gửi lên trạm Vũ trụ quốc tế ISS. Đây là vật liệu cho nghiên cứu thúc đẩy các ti thể nhằm làm chậm quá trình lão hóa của hệ cơ xương khớp, thậm chí là ngăn chặn nó hoàn toàn. Nói cách khác, hàng chục ngàn con giun tròn này mang nhiệm vụ điều chế thuốc trường sinh bất lão.
5. Bóng disco
Quả bóng có đường kính 1m sẽ đóng vai trò "ngôi sao nhân loại".
Quả bóng có đường kính 1m sẽ đóng vai trò "ngôi sao nhân loại". 
Quả bóng y hệt những quả bóng chúng ta vẫn thấy trong sàn nhảy được đưa lên vũ trụ vào ngày 21/1/2018 bởi Công ty Rocket Lab của Mỹ. Công ty này phát biểu rằng quả bóng có đường kính 1m sẽ đóng vai trò "ngôi sao nhân loại", "nhắc nhở tất cả mọi người trong trái đất về vị trí mong manh của chúng ta trong vũ trụ". Tuy nhiên nó đã rơi trở lại bầu khí quyển trái đất vào tháng 3.
6. Tàu vũ trụ… thu gom rác
RemoveDebris đến từ châu Âu dùng một thiết bị như chiếc xiên của người gom rác ngoài công viên và cố gắng lượm càng nhiều càng tốt rác vũ trụ, là những thứ con người đã phóng lên quỹ đạo trái đất nhưng bị hư và đang trôi nổi.
7. Thanh kiếm khổng lồ
Thiết bị này dài 30m và có khả năng phản xạ ánh sáng.
Thiết bị này dài 30m và có khả năng phản xạ ánh sáng.
Đó là một tác phẩm nghệ thuật mang hình dạng như thanh kiếm khổng lồ của tác giả Trevor Paglen, phối hợp với Bảo tàng Nghệ thuật Nevada. Nó được đặt tên là"Phản xạ quỹ đạo", dài 30m và có khả năng phản xạ ánh sáng.
Tuy nhiên, có thể trong vài tháng tới, thanh kiếm sẽ rơi xuống và bị cháy hoàn toàn trong bầu khí quyển trái đất.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)