Con số này được Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội thảo “Gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo tiến sĩ” tổ chức ngày 14/7 tại ĐHQG Hà Nội.
Ảnh: Đức Phường (vnu.edu.vn)
|
‘Điều này đáng báo động về thực trạng thiếu cán bộ khoa học kế cận”, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Môi trường (Bộ GD-ĐT) Tạ Đức Thịnh nhìn nhận.
“Còn khiêm tốn”, Giám đốc ĐH Đà Nẵng Bùi Văn Ga cho biết về đội ngũ cán bộ đầu ngành có kinh nghiệm ở đại học này, dù đó là ĐH đã "nỗ lực xây dưng đội ngũ trong gần 35 năm qua".
“Đây là một thực trạng đáng lo ngại ĐHQG Hà Nội trước thách thức tạo ra bước chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học” – Phó Giám đốc Vũ Minh Giang nhìn nhận như vậy về sự thiếu hụt đội ngũ kế cận, dù ĐHQG Hà Nội là một trong những trung tâm đào tạo đại học và sau đại học, NCKH hàng đầu của cả nước.
Tại ĐHQG Hà Nội, một bộ phận rất lớn là cán bộ trẻ, với 1.743 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ, chiếm tới trên 66,7% tổng số cán bộ. Trong số 153 cán bộ nghiên cứu, có tới 136 người có trình độ cử nhân và thạc sĩ, chiếm gần 89%.
Theo GS Giang, đội ngũ cán bộ trẻ chính là những người sẽ phải vươn lên kế tục thế hệ đi trước, khắc phục tình trạng “đứt gãy thế hệ”.
Ở một đơn vị mạnh về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong khối kinh tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, nhóm nghiên cứu ở Viện Đào tạo Sau ĐH của trường thẳng thắn:“Trong thời điểm hiện nay, không có cơ sở để tự tin phát biểu rằng trong vòng 10 năm nữa, trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ có được một đội ngũ khoa học có tầm vóc quốc tế”.
TS Đinh Tiến Dũng và các cộng sự kết luận khi soi chiếu trên cơ sở “mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ đạt tới trình độ khu vực và thế giới chỉ có được khi đội ngũ cán bộ khoa học của trường được đồng nghiệp quốc tế cùng ngành công nhận, có bề dày nghiên cứu về chuyên ngành của mình, có công bố nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế có uy tín, có kinh nghiệm lãnh đạo nhóm nghiên cứu quốc tế, có kinh nghiệm hướng dẫn nghiên cứu sinh quốc tế…”.
Trong 3 năm, từ 2002 đến 2006, 134 chuyên ngành đào tạo không có nghiên cứu sinh, 93 chuyên ngành chỉ vẻn vẹn có 1 NCS, 504 chuyên ngành chỉ đào tạo bình quân không quá 1 NCS. Trong khi đó, gần 32.5% NCS đã nhập học và tập trung vào các ngành đào tạo được “ưa chuộng”.
Số phòng thí nghiệm cấp trường, khoa, cơ sở thư viện, trung tâm thông tin, xưởng thực hành, trại, trạm thực nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo đã thu hút kinh phí đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng, trong đó 30% nguồn thu đến từ ngoài ngân sách. (Bộ GD-ĐT)
|
Hạ Anh (Vietnamnet)
Bình luận (0)