Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật
Tạp Chí Giáo Dục

Tôi  và “ Thời đi học của người nổi tiếng”

“Thi đi hc ca ngưi ni tiếng” là mt chuyên mc tng đưc đc gi rt yêu thích và xem như mt “đc sn” riêng ca Tp chí Giáo dc TP.HCM. Là ngưi thc hin chuyên mc này hơn 10 năm, đng thi tp hp chuyên mc in thành sách, vi tôi có rt nhiu k nim sâu sc vi nhng nhân vt mà mình đã tng gp và phng vn…

Tác giả và nghệ sĩ Mạc Can hiện nay

Mt tp sách “huyn thoi”

Tập sách “Thời đi học của người nổi tiếng” bao gồm 20 nhân vật, không chỉ là người nổi tiếng, tài năng mà còn có nhân cách đạo đức đáng trân trọng như: GS.TS Trần Văn Khê, GS.NGND Hoàng Như Mai, GS.NGND Lê Trí Viễn, GS.TS Trần Hữu Tá, GS.NSND Tạ Bôn, NSND Trà Giang, nhà văn Tô Hoài, nhà thơ Huy Cận, nhà văn Anh Đức,  nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, nghệ sĩ Mạc Can, nghệ sĩ Minh Nhí, nghệ sĩ Diệu Hiền, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng…

Tôi gọi đây là tập sách “huyền thoại” vì hơn phân nửa nhân vật trong tập sách này đã về với lòng đất mẹ. Và bản thân tôi mãi mãi sẽ không còn được gặp gỡ cũng như phỏng vấn được những nhân vật “huyền thoại” đó nữa…

Chuyên mục “Thời đi học của người nổi tiếng” của Tạp chí Giáo dục TP.HCM nhằm giới thiệu những hồi ức kỷ niệm và cách học của các nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, giáo dục – đào tạo, kinh tế – xã hội…

Lúc mới bắt đầu thực hiện chuyên mục, cũng là những tư liệu nền tảng cho cuốn sách của mình, tôi gọi điện cho nhiều người nổi tiếng như NSND Trà Giang, GS.NGND Hoàng Như Mai, GS.TS Trần Văn Khê… để xin phỏng vấn. Lúc đầu họ đều từ chối vì “chúng tôi không có gì mới để viết”. Nhưng khi biết những chia sẻ sẽ là kỷ niệm về thời cắp sách đến trường, các nhân vật vui vẻ đồng ý và còn khen đề tài này hay, mang đầy tính giáo dục. Điều này khiến tôi rất vui, hạnh phúc và có nhiều động lực hơn.

Khi gặp nhà văn Sơn Nam, ông nói một câu làm tôi vui không thể tả hết: “Có hàng ngàn bài báo phỏng vấn tôi. Nhưng cậu là người đầu tiên hỏi tôi về thời đi học đó nhé…”. Tôi vô cùng xúc động bởi một nhà văn “lão làng” như ông mà tôi được vinh dự là người đầu tiên viết về thời đi học thì còn gì vui sướng bằng. Chính nhà văn Sơn Nam cũng là người gợi cho tôi ý tưởng tập hợp thành sách. Nhưng tiếc rằng khi quyển sách này nằm trên kệ, tôi không có cơ hội được ký tặng vì lão nhà văn đã về với trời… Không chỉ nhà văn Sơn Nam, mà một số nhân vật trong tập sách này cũng đã “đi xa” GS.TS Trần Văn Khê, GS.NGND Hoàng Như Mai, GS.NGND Lê Trí Viễn, GS.TS Trần Hữu Tá, GS.NSND Tạ Bôn, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý… Bản thân tôi tự xem những bài viết về họ như một tư liệu quý cho sự nghiệp làm báo của mình…

Nhng k nim không quên!

Ấn tượng không thể quên của tôi chính là nghệ sĩ Mạc Can. Khi hỏi về thời đi học, ông trả lời một câu khiến ai cũng phải giật mình: “Tôi chưa một lần được cắp sách đến trường…”. Ông kể, tuổi thơ của tôi lênh đênh trên thuyền theo cha hành nghề xiếc rong. Khi gánh xiếc đến các làng, nghe tiếng trống trường là tôi chạy tới, đứng ngoài cửa sổ, nhìn các bạn cùng lứa ngồi học, tôi cũng đánh vần theo những tiếng ê a trong lớp… mặc dù không hề biết mặt chữ “tròn méo” thế nào. Mãi đến năm 10 tuổi, gánh xiếc của gia đình tôi ế ẩm, cha con tôi phải lên bờ sống. Lúc này tôi được một người họa sĩ nhờ đến nhà phụ vẽ, bù lại được người này dạy chữ cho. Năm 13 tuổi, gia đình nghệ sĩ chuyển lên Sài Gòn. Từ đó tôi hay lân la ra các hàng sách cũ “đọc chùa”. Biết hoàn cảnh của tôi, người bán sách nhờ tôi phụ bán để được đọc sách thoải mái. Chuyện tôi chưa từng đến trường nghe thật khó tin nhưng là sự thật 100%. Ngày xưa chiến tranh, nhà nghèo lại đông anh em, bố mẹ tôi lo mưu sinh còn chật vật nên không có tiền cho con đi học. Tôi không trách ba mẹ vì nhờ những khó khăn ngày đó mà sau này tôi trở thành một người nghị lực, biết vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh…”.

Bìa tập sách “Thời đi học của người nổi tiếng”

Bên cạnh Mạc Can, nghệ sĩ Minh Nhí cũng góp mặt trong tập sách kể về thời đi học của mình. Minh Nhí sinh ra và lớn lên ở Đồng Tháp. Từ những năm học cấp 2 anh bộc lộ năng khiếu rõ rệt với môn văn. Anh kể: “Bài văn nào tôi cũng đạt điểm cao, hay được cô giáo chọn đọc lên làm mẫu cho cả lớp. Hồi học lớp 9 tôi đi thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh và đoạt luôn giải nhất. Hết cấp 3, nghe lời gia đình, tôi thi vào Đại học Y nhưng bị trượt vì thiếu nửa điểm. Tôi định ôn luyện để thi lại nhưng khi đi qua Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) thấy nhiều người chen lấn ghi danh xin luyện thi, tôi cũng ghé vào đăng ký học. Không ngờ học được một thời gian thấy vui và hợp với mình quá tôi quyết định bỏ lớp luyện thi ngành y để tập trung thi vào trường này, tôi đậu Khoa Đạo diễn. Lý do tôi không thi vào Khoa Diễn viên vì… xấu trai, chiều cao khiêm tốn quá. Ngày đó tiêu chuẩn dành cho nam để thi vào Khoa Diễn viên là phải cao từ 1,65m trở lên. Còn tôi thì suốt 12 năm học phổ thông tôi luôn được xếp ngồi bàn đầu vì quá nhỏ bé… Khi đang là sinh viên năm thứ ba, tôi may mắn được nhiều đạo diễn để mắt, mời đóng phim, diễn kịch nhờ hình thể “không giống ai”. Lúc đầu nam nghệ sĩ lấy tên thật là Trương Hùng Minh nhưng sau đó được bạn bè, đồng nghiệp đặt biệt danh là “Nhí” nên anh quyết định đổi nghệ danh thành Minh Nhí và giữ tên này đến tận bây giờ”.

Cho đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn còn rất tâm huyết với chuyên mục này và tôi nghĩ, nó sẽ không bao giờ cũ. Bởi vì ai cũng có thời cắp sách đến trường với nhiều dấu ấn khó quên. Thông qua kỷ niệm thời đi học của những nhân vật nổi tiếng trong sách, bạn đọc có thể tìm thấy phương pháp học, cách chơi, cách sống hồn nhiên của tuổi niên thiếu, từ đó phát triển bản thân cũng như con đường nghề nghiệp tương lai.

Bản thân tôi không bao giờ quên cái ngày nhận được tin tập sách “Thời đi học của người nổi tiếng” đã in thành sách, NXB Tổng hợp ấn hành. Đang chạy xe ngoài đường, tôi liền tấp xe vô lề, không chạy được nữa bởi nước mắt sung sướng cứ rơi dài. Tôi chỉ biết nói hai tiếng biết ơn tất cả những người đã yêu mến chuyên mục và những nhân vật trong tập sách.

Tạp chí Giáo dục TP.HCM kỷ niệm 30 năm, nhắc lại “Thời đi học của người nổi tiếng”, tôi cảm thấy vô cùng bồi hồi…

Song Minh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)