Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội
Tạp Chí Giáo Dục

Vi đng bào Vân Kiu, Pa Kô dc dãy Trưng Sơn hùng vĩ, t xa xưa, trng, cng, chiêng, tù và, cùng đàn A Toong, A Took, các loi khèn, sáo… là nhng nhc c không th thiếu trong các nghi l linh thiêng ca đng bào dành cho các v thn, t tiên ông bà. Tiếng cng, chiêng đưc xem là hn ca núi rng, bi thế tri qua bao biến thiên thi cuc, đng bào vn n lc gìn gi và lưu truyn.

Vợ chồng nghệ nhân dân gian Kôn Hơm ở xã Tà Rụt – người đang sở hữu bộ cồng, chiêng là báu vật vô giá của tổ tiên để lại

Tiếng vng t quá kh

Tròn 80 tuổi, nghệ nhân dân gian Kôn Hơm, đồng bào Pa Kô ở xã Tà Rụt (huyện Đakrông, Quảng Trị) vẫn còn tráng kiện và minh mẫn. Qua bao thăng trầm thời cuộc, Kôn Hơm vẫn giữ được 1 chiếc cồng và 6 chiếc chiêng. “Số cồng, chiêng này tôi kế thừa của tổ tiên và một số cái tự mua thêm. Mỗi khi có lễ cúng, lễ hội thì nhất thiết phải có tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng khèn và âm thanh của nhạc cụ truyền thống, để tạo nên không khí vui vẻ, sum họp, đầm ấm trong bản làng…”, Kôn Hơm nói.

Là chủ nhân của những chiếc cồng, chiêng có âm thanh vang vọng vào mỗi mùa lễ hội, mỗi dịp gặp gỡ bạn bè, già làng Kôn Bắt ở Tà Rụt hiện có 4 chiếc chiêng và 3 chiếc cồng. Kôn Bắt cho biết: “Để có những chiếc chiêng quý này, ngày xưa bố tôi phải mua một cái với giá 1 nén bạc trắng, có cái phải đổi một con trâu đực”. Với Kôn Bắt, cồng, chiêng là tiếng vọng từ quá khứ giữa mênh mông đại ngàn, là sự kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai, giúp ông tìm về nguồn cội và gìn giữ phong tục tập quán từ bao đời của người Pa Kô… Cồng chiêng trong quan niệm của đồng bào Pa Kô, Vân Kiều cũng có yếu tố âm dương. Cồng tượng trưng cho người phụ nữ, có thể dùng tay không để đánh còn chiêng tượng trưng cho người đàn ông, thường đánh bằng dùi làm từ cây mây, một đầu được bọc vải mềm để khi đánh tạo âm thanh có cung bậc khác nhau.

Đam mê tiếng cồng chiêng, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng hàng chục năm qua, ông Hồ Văn Sơn ở xã Lìa (huyện Hướng Hóa) dành phần lớn thời gian, công sức để bảo tồn và sưu tầm các loại cồng, chiêng trên vùng đất bên dòng Sê Pôn. Ông Sơn say sưa kể về câu chuyện cồng, chiêng, về những chuyến đi của những già làng ngày xưa vào Huế, thậm chí vượt đèo Hải Vân vào tận vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng để tìm mua.

Bo tn nét đp truyn thng

Cồng chiêng là sản phẩm được chế tác từ những làng nghề đúc đồng truyền thống của dân tộc Kinh từ hàng ngàn năm trước. Những chủ nhân của núi rừng, trong đó có người Pa Kô, Vân Kiều đã “thổi hồn” vào cồng, chiêng, biến chúng thành loại nhạc cụ đặc biệt của riêng mình, tạo nên không gian văn hóa cồng chiêng nổi tiếng như Tây Bắc, Tây Nguyên và Trường Sơn.

Đồng bào Vân Kiều ở Quảng Trị, chủ yếu tập trung trên địa bàn 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa. Chiến tranh ly lạc, cuộc sống khó khăn nên số lượng cồng, chiêng dần mai một. Dù vậy, ở hầu hết các bản làng, nhiều gia đình, dòng họ và cộng đồng vẫn nỗ lực gìn giữ, sưu tầm với quyết tâm phục hồi vẻ đẹp truyền thống của cha ông.

Bản Cù Bai nằm bên dòng Sê Băng Hiêng, giữa bốn phía là những dãy núi quanh năm sương giăng mây phủ. Khi cuộc sống không còn nặng gánh nỗi lo thiếu đói, đồng bào Vân Kiều nơi đây có thêm điều kiện thuận lợi để bảo tồn văn hóa và tìm về nguồn cội. Câu chuyện về cồng, chiêng làm sống lại ký ức của bao người về những ngày xa xưa giữa đại ngàn.

Để bảo tồn văn hóa bản làng, CLB Cồng, chiêng Cù Bai do các già làng khởi xướng đã tạo nên không gian văn hóa, làm sống lại trong những nghệ nhân cao tuổi về vốn âm nhạc truyền thống tưởng chừng đã lãng quên do chiến tranh, thôi thúc thế hệ trẻ giữ gìn. Già Thới cho biết: Đội cồng chiêng Cù Bai nói riêng chỉ mới hoạt động gần 2 năm, dù gặp nhiều khó khăn do phong tục tập quán, lối sinh hoạt nhưng các thành viên đội rất nhiệt tình tham gia, nhất là các cháu trẻ tuổi”.

Già Thới nói, điều đáng mừng là số lượng cồng, chiêng ở nhiều bản làng dọc dãy Trường Sơn đang dần được phục hồi. Bên cạnh đó, hai huyện Hướng Hóa và Đakrông đã thành lập được 8 đội cồng, chiêng, mỗi đội có từ 15 đến 25 thành viên thông qua dự án về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” của Chính phủ, do Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh Quảng Trị triển khai.

Vĩnh Yên

Bình luận (0)