Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư lĩnh vực giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Trong giai đon 2024-2025, TP.HCM có 23 d án giáo dc – đào to (GD-ĐT) có nhu cu thu hút đu tư. Ngoài ra, còn có 69 qu đt giáo dc trong các khu d án phát trin dân cư đã đưc TP chp thun giao cho doanh nghip làm ch đu tư nhưng đến nay chưa trin khai xây dng trưng hc theo tiến đ đưc duyt.

Nhu cầu vốn phát triển dự án giáo dục của TP.HCM là rất lớn

 

Nhu cu vn dành cho phát trin giáo dc ca TP.HCM là rt ln

Thời gian qua, TP.HCM dành nhiều nguồn lực để đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính, phát triển tốt đội ngũ nguồn nhân lực ngành giáo dục, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật.

Bên cạnh đó, thực hiện đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy, học và quản lý, GD-ĐT, TP.HCM cần tiếp tục được đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, xây dựng trường lớp khang trang hiện đại nhằm bổ sung vào mạng lưới GD-ĐT TP, góp phần nâng cao chất lượng của ngành một cách đồng bộ, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa hướng tới hội nhập với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và khu vực, xây dựng TP trở thành trung tâm GD-ĐT.

Ông Dương Trí Dũng – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, mặc dù các chính sách đã được xây dựng để tạo ra nhiều hình thức đầu tư như: Đầu tư công, đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư theo hình thức Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); liên danh liên kết; vay kích cầu trước đây, vay hỗ trợ lãi suất hiện nay; vay tín dụng – thương mại… nhưng tình trạng kham hiếm vốn, gọi vốn thành công đối với các dự án đầu tư về GD-ĐT trên địa bàn TP vẫn còn nhiều thử thách.

Riêng đối với vốn đầu tư công, theo ông mặc dù luôn được ưu tiên dành cho đầu tư lĩnh vực GD-ĐT nhưng vẫn chưa thể theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như đáp ứng nhu cầu chỗ học và mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục của người dân trong giai đoạn hiện nay và thời gian dài sắp tới. Trên thực tế, nhu cầu vốn dành cho phát triển GD-ĐT trên địa bàn TP là rất lớn.

Theo ông Dương Trí Dũng, để góp phần đẩy mạnh triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư, giúp các nhà đầu tư thuận lợi trong tìm hiểu thông tin về các dự án, các lĩnh vực ưu tiên của TP, qua đó thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư nhằm phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách TP, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 4448/QĐ-UBND về Danh mục dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2024-2025, trong đó lĩnh vực GD-ĐT có 23 dự án. Trong đó, TP.Thủ Đức 3 dự án; quận 7 có 1 dự án; quận 8 với 10 dự án; tại quận 12 có 8 dự án; quận Gò Vấp có 1 dự án.

Ngoài ra, ông Dũng cho hay, theo kết quả phối hợp rà soát của Sở GD-ĐT với TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện, hiện nay trên toàn địa bàn TP.HCM có 69 quỹ đất giáo dục trong các khu dự án phát triển dân cư đã được TP chấp thuận giao cho doanh nghiệp làm chủ đầu tư nhưng đến nay chưa triển khai xây dựng trường học theo tiến độ được duyệt, làm ảnh hưởng đến việc phát triển, hoàn thiện mạng lưới quy hoạch trường lớp và áp lực không nhỏ đến khả năng đáp ứng chỗ học cho con em trên địa bàn TP. Trong đó tập trung chủ yếu ở các địa bàn quận 7 với 4 dự án; quận 8 với 11 dự án; quận 12 với 25 dự án; quận Bình Thạnh có 6 dự án; quận Bình Tân với 9 dự án; huyện Nhà Bè có 9 dự án và huyện Bình Chánh có 5 dự án.

“Chính sách hỗ trợ lãi suất sẽ là một động lực mạnh mẽ để các cơ sở giáo dục, từ trường học công lập đến các cơ sở giáo dục ngoài công lập, có thể nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng giảng dạy, đồng thời phát triển các mô hình giáo dục mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và thị trường lao động” – ông Dương Trí Dũng nhận định.

Mc vay ti đa lên đến 200 t đng cho mi d án giáo dc

Với mục tiêu ngày càng hoàn thiện mạng lưới trường lớp ở các ngành học, bậc học để thực hiện thành công chỉ tiêu năm 2025 đạt 300 phòng học/1 vạn dân số trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi) theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM và định hướng nâng cao chất lượng để đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu học tập cho con em trên địa bàn TP, cùng với việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương đầu tư xã hội hóa trong GD-ĐT, mới đây Sở GD-ĐT TP.HCM, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP cùng Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP (HFIC) tổ chức “Hội nghị triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực GD-ĐT và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM được HFIC cho vay theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND của HĐND TP”.

TP.HCM hiện có 380 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khoảng 370.000  người học tốt nghiệp các trình độ giáo dục nghề nghiệp. Việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ lãi suất sẽ làm tiền đề, là cơ sở để công tác giáo dục nghề nghiệp của TP.HCM được tiếp tục cải tiến, dần nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực giáo dục nghề nghiệp sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu tuyển, góp phần tăng năng suất lao động cho TP.

Bà Huỳnh Lê Như Trang – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM chia sẻ: “Giáo dục nghề nghiệp là nền tảng quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP.HCM, một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước. Chính sách hỗ trợ lãi suất này không chỉ giúp các cơ sở giáo dục mở rộng quy mô, mà còn giúp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, từ đó đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của TP trong tương lai.

Ông Nguyễn Quang Thanh – Phó Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM thông tin “HFIC là đơn vị đã tham gia tích cực vào Chương trình kích cầu của TP trong những năm qua và hiện tại là đơn vị chủ trì thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất. Chính sách này được triển khai theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND của HĐND TP.HCM, và có những điểm mới quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các dự án giáo dục. Các điểm mới bao gồm mức vay tối đa lên đến 200 tỷ đồng mỗi dự án, không yêu cầu vốn đối ứng, thời gian vay linh hoạt, và có thể vay cho nhiều dự án cùng một lúc. Chúng tôi hy vọng rằng chính sách này sẽ giúp các đơn vị giáo dục dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học tại TP.HCM”.

Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)