Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

9 hiểu lầm tai hại khi dùng sữa

Tạp Chí Giáo Dục

Sữa là loại dinh dưỡng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, tuy nhiên có nhiều quan niệm sai lầm khi sử dụng khiến lượng dinh dưỡng thu được không cao, có hại cho người sử dụng.

1. Sữa càng đặc càng tốt
Có người cho rằng uống sữa đặc sẽ khiến cơ thể hấp thu được lượng dinh dưỡng cao nhất, thực ra suy nghĩ như vậy không khoa học. Trong sữa đặc thành phần bột sữa nhiều hơn nhiều so với lượng nước, khiến lượng sữa vượt quá giới hạn tiêu chuẩn thông thường.
Cũng có người nghĩ rằng sữa tươi quá nhạt, cần cho thêm sữa bột. Nhưng nếu cho trẻ nhỏ thường xuyên ăn loại sữa đặc như trên sẽ dễ bị tiêu chảy, táo bón, chán ăn thậm chí bỏ ăn và còn có thể dẫn đến viêm, nhiệt chảy máu ruột cấp tính bởi vì nội tạng của trẻ còn yếu không thể đảm nhận nhiệm vụ quá lớn.
2. Càng nhiều đường trong sữa càng tốt
Chúng ta đều biết, uống sữa không đường khó tiêu hoá, bởi vì cho thêm đường có nghĩa là thêm nhiệt lượng, nhưng cũng cần phải định lượng, thông thường khoảng 100ml sữa cho khoảng 5-8g đường.
Vậy loại đường nào pha sữa là tốt nhất? tốt nhất là đường mía (đường sucroza). Sau khi đường sucroza đi vào đường ruột được dịch tiêu hoá phân giã thành đường glu-cô, được cơ thể hấp thu. Độ ngọt của đường glu-cô rất thấp, nên chú ý nếu dùng nhiều sẽ dễ vượt qua giới hạn cho phép.
Vấn đề tiếp theo là thời điểm nào nên thêm đường? Cho đường vào sữa lúc hâm nóng sữa sẽ khiến cho lysine trong sữa sinh phản ứng ở với đường ở nhiệt độ cao ( từ 800C đến 1000C ).
Loại vật chất này không những bị cơ thể người hấp thu mà còn có hại cho sức khoẻ, do đó nên để sữa nguội bớt khoảng 400C – 500C mới cho đường nhé!
3. Sữa thêm sôcôla
Có người cho rằng sữa là thực phẩm giàu prôtêin, sôcôla lại là thực phẩm giàu năng lượng, nên hai loại này kết hợp thì chất lượng dinh dưỡng càng cao.
Trên thực tế không phải như vậy, khi pha sữa cùng sôcôla sẽ khiến thành phần can-xi trong sữa phản ứng với các a-xít oxalic có trong sôcôla, sản sinh ra can-xi oxalate.
Do đó, thành phần can-xi ban đầu vốn có giá trị dinh dưỡng cao nay biến thành vật chất có hại cho cơ thể, từ đó dẫn đến thiếu can-xi, tiêu chảy, trẻ nhỏ chậm phát triển, tóc khô, giòn xương, tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người.
4. Uống sữa với thuốc – Nhất cử lưỡng tiện
Có người cho rằng, dùng đồ ăn giàu dinh dưỡng để phối hợp khi uống thuốc nhất định có lợi. Kỳ thực đó là sai lầm lớn.
Nguyên nhân là do sữa sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể, khiến nồng độ thuốc trong máu giảm thấp hơn so với khi không uống sữa.
Chúng cũng dễ hình thành màng che phủ thuốc, khiến can-xi, ma-gê và các nguyên tố vi lượng khác trong sữa có phản ứng với các thành phần của thuốc, tạo ra vật chất khó tan trong nước, như vậy không những giảm thiểu tác dụng của thuốc, mà còn có hại cho cơ thể. Do đó trước sau khi uống thuốc 1- 2 tiếng không nên uống sữa.
5. Tăng thêm hương vị bằng cách cho thêm quất, chanh vào sữa
Cho thêm chút quất, chanh vào cốc sữa, xem ra là một biện pháp hay để tăng thêm hương vị. Trên thực tế, quất, chanh là loại hoa quả chua, a-xít gặp prôtêin trong sữa sẽ khiến prôtêin biến tính, làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó.
6. Cho thêm nước cơm hoặc cháo
Có người cho rằng, làm như vậy có thể khiến các chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau. Kỳ thực đó không phải là biện pháp khoa học.
Trong sữa có chứa vitamin A, mà thành phần chủ yếu của cháo, nước cơm là tinh bột sẽ phá vỡ vitamin A. Đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, nếu hàm lượng vitamin A không đủ, trẻ chậm lớn, cơ thể suy nhược, do đó nếu muốn bổ sung dinh dưỡng, không nên sử dụng cùng lúc 2 loại nước trên.
7. Sữa cần phải đun sôi
Thông thường, nhiệt độ tiệt trùng sữa không cao, ở 700C chỉ cần đun 3 phút, 600C cần 6 phút. Nếu đun nóng đến 1000C, sẽ khiến lượng đường sữa (đường lac-to-za) bị đốt cháy, đây là nguyên tố có khả năng gây ung thư.
Ngoài ra sau khi đun ở nhiệt độ cao, can-xi trong sữa sẽ có hiện tượng lắng đọng a-xít phốt-pho-ríc, giảm thiểu dinh dưỡng của sữa.
8. Đặt bình sữa dưới ánh nắng mặt trời có thể tăng thêm vitamin D
Từ quảng cáo mọi người biết được: bổ sung can-xi đồng thời cũng cần bổ sung vitamin D, mà phơi nắng là biện pháp tốt để hấp thu vitamin D, theo đó nếu phơi nắng bình sữa sẽ đạt được hai mục đích trên.
Trên thực tế, biện pháp trên không sai, vì làm như vậy sữa có thể thu được một chút vitamin D, nhưng lại làm mất đi vitamin B1, B2, C. Bởi vì ba nguyên tố này sẽ bị phân giải dưới ánh nắng mặt trời, hơn nữa dưới ánh nắng đường lac-to-za sẽ bị lên men, khiến sữa biến chất.
9. Thay sữa tươi bằng sữa đặc
Sữa đặc là một loại sản phẩm được làm từ sữa bò, khi đem chưng cất sữa tươi với tỷ lệ 2/5, thêm 40% đường sucroza sau đó đóng hộp bảo quản. Có người cho rằng những thứ được đem chưng lọc đều là tinh tuý, do đó dùng sữa đặc thay cho sữa tươi. Biện pháp đó tất nhiên không đúng.
Sữa đặc quá ngọt, cần thêm 5-8 lần nước để pha loãng, đương nhiên khi đạt độ ngọt thích hợp thì nồng độ prôtêin và chất béo cũng chỉ còn một nửa so với sữa tươi. Nếu như cho một lượng nước nhỏ vào sữa đặc mà nồng độ protein và chất béo gần bằng sữa tươi thì lượng đường lại quá cao.
Theo Gia Đình / Afamily

 

Bình luận (0)