Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

9 nguyên nhân làm đen răng mà bạn không hề hay biết

Tạp Chí Giáo Dục

Dù siêng  đánh răng, sử dụng các loại thuốc làm trắng nhưng răng bạn vẫn cứ xỉn màu? Nguyên nhân dẫn tới vấn đề này là gì?

Ngoài các loại nước uống làm xỉn răng phổ biến như cà phê, nước ngọt, tương, rượu đỏ…, còn rất nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng xỉn răng. Trong số đó, có những hành động ảnh hưởng đến răng mà bạn không hề hay biết. 

1. Nước chanh: Nước chanh là hỗn hợp acid và đường, có thể tác động xấu đến men răng. Khi men răng bị mòn sẽ lộ ra ngà răng màu vàng.


Uống nhiều nước tăng lực không chỉ làm xỉn mà còn có thể làm sâu răng.

2. Nước tăng lực: Các loại nước này chứa phẩm màu còn nhiều hơn cà phê hay trà. Lượng đường cũng có thể khiến vi khuẩn sinh sôi. Nó không chỉ làm xỉn mà còn có thể làm sâu răng.

3. Rượu trắng: Rượu trắng cũng có thể làm răng xỉn màu khi kết hợp với các loại thức ăn nhất định, ví dụ như pasta hay nước tương cà.


Bạn nên uống các loại nước ép rau củ bằng ống hút để tránh bị xỉn răng. 

4. Nước ép rau củ màu xanh: Nước ép, nước rau quả xay có thể tác động xấu đến răng tùy thuộc vào thành phần. Những loại màu nếu dây vào quần áo khó có thể giặt sạch thì răng cũng tương tự. Bạn nên uống chúng bằng ống hút.

5. Trà xanh: Trà đen và nâu thường làm răng xỉn màu, nhưng trà xanh cũng có thể tác động tương tự. Bạn có thể phòng tránh điều này bằng cách đánh răng sau 30 phút sau khi ăn uống những thứ có tác động đến răng.

6. Sirô ho: Loại siro này chứa nhiều đường có thể gây sâu răng, ngoài ra còn làm răng xỉn màu nếu bạn uống nhiều lần liên tục trong thời gian dài.


Si rô ho, các loại thuốc dùng trong thời gian dài cũng có thể làm xỉn răng.

7. Hồ bơi: Khi bơi, nước thường xuyên trôi vào miệng bạn, và hóa chất trong nước hồ có thể làm răng xỉn nâu. Nhưng tác hại này chỉ rõ khi bạn bơi khoảng hơn sáu giờ mỗi tuần.

8. Chấn thương: Răng nứt vỡ có thể gây đau đớn, làm chết dây thần kinh của răng, và răng "chết" sẽ ngả màu xám.

9. Uống thuốc: Uống thuốc hoặc điều trị, hóa trị, xạ trị trong thời gian dài có thể làm thay đổi máu chảy đến răng, làm răng chuyển màu. 

LAN THẢO (PLO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)