Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

9X đưa sản phẩm da thủ công ra thế giới

Tạp Chí Giáo Dục

T b mt công vic khá n đnh ti ngân hàng, cô gái tr 9x Vũ Th Minh Châu (SN 1992), qun Thanh Khê (Đà Nng) đã mnh dn chn ngh may đ da th công đ theo đui. Sau ba năm mit mài vi tng đưng kim, mũi ch, sn phm ca Châu đã đưc khách mê đ da t Hà Ni, TP.HCM và nhiu nưc trên thế gii như M, Hàn, Nht, Đc…  đt mua.

Sn phm da th công ca Vũ Th Minh Châu đưc nhiu khách hàng ngoài nưc đt mua

1. Không khó để tìm thấy căn nhà nằm khuất sâu trong con hẻm nhỏ thuộc đường Hải Phòng nhờ sự hướng dẫn tận tình của chủ nhân. Căn phòng trên tầng 2 mở cửa ra ban công đầy cây xanh và sự yên tĩnh là nơi Châu thỏa sức sáng tạo suốt 3 năm nay. Châu kể, nghề làm sản phẩm da đến với cô chỉ bằng sự tình cờ nhưng sau ngần ấy thời gian đi từ bỡ ngỡ này đến bỡ ngỡ khác đã trở nên gắn bó và đầy đam mê. Châu từng tốt nghiệp ngành thương mại điện tử – ĐH Ngân hàng TP.HCM. Năm 2014, về Đà Nẵng. Trong khoảng thời gian chờ tìm việc làm, Châu từng đi tham quan ở Hội An và nhận thấy ở đó có nhiều cửa tiệm bán đồ da. Nhớ lại chiếc ví da bố tặng hồi lớp 10, Châu mày mò vào xem thử và mua một miếng da nhỏ. Hôm đó về, Châu ngắm nghía miếng da và bắt tay vào thử làm ví. Châu nhớ lại: “Vì thích đồ da nên em mua đại mà không biết mình sẽ phải dùng những thứ gì để làm ra sản phẩm. Mày mò một lúc, em mượn chiếc búa của bố, rồi đi mượn mẹ chiếc kim, chỉ thì lục tìm lại đồ nữ công trước đây đã từng mua về để học… thế là tập tành may”. Chiếc ví hoàn thiện sau hai ngày dù rất thô sơ vẫn được bạn bè khen và có người mua với giá 280 ngàn đồng. Ý nghĩ theo đuổi đồ da bất chợt lóe lên từ đó. Một thời gian sau, Châu xin được việc làm ở một ngân hàng nhưng công việc gần như chưa đem lại cho cô niềm đam mê thật sự. Trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc ở ngân hàng, Châu lại cặm cụi với mớ đồ da, với búa, với kim chỉ. “Lúc đó em đi làm theo nghề mình đã học nhưng thật sự em không thấy có hứng thú. Mỗi tháng nhận lương em đều dành tiền để đầu tư mua đồ da và dụng cụ để làm sản phẩm da”. Nửa năm sau, Châu xin nghỉ việc để định hình lại mong muốn và khả năng của mình. Châu nghĩ nhiều hơn đến sản phẩm đồ da và quyết định tìm hiểu sâu hơn. “Thấy em thất nghiệp ở nhà ba mẹ cũng buồn lắm. Nhất là khi em ngồi đọc tài liệu xuyên đêm và mày mò đóng gõ trên những miếng da, căn phòng thì lúc nào cũng sáng đèn nhưng im lìm không tiếng động vì em mải mê đọc tài liệu và xem clip hướng dẫn làm đồ da quá. Sau này, khi em khẳng định được sự chọn lựa của mình là đúng, em có thể tự lập bằng nghề da thủ công với thu nhập rất ổn định thì ba mẹ mới bớt lo lắng”, Châu kể lại.

Châu nói: “Em va làm vic, va hc hi thêm đ trau di đ tinh xo ca k thut may da th công va tìm kiếm cơ hi hc bng đ sang Pháp hc, ly bng ngh nhân da. Sau đó em s tr v Đà Nng, m mt xưng th công thc s đ có nhiu ngưi biết đến ngh th công này và tha mãn đam mê đ da ca mình”.

2. Quyết định đến với đồ da thủ công, Châu dành nhiều thời gian để tìm hiểu nghệ thuật làm đồ da thủ công trên các trang mạng xã hội. Tìm hiểu qua Instagram của các nghệ nhân làm da nổi tiếng từ Pháp, Nhật, Thụy Sỹ… “Có nhiều đoạn clip quay nghệ thuật khâu da như là bí kịp làm nghề thì người ta lướt rất nhanh. Vì vậy để học được, em phải xem đi xem lại đoạn đó nhiều lần mới có thể thấy được”, Châu nói.

Vừa học, Châu vừa tìm mua nguồn đồ da chuẩn để gầy dựng thương hiệu cho riêng mình. Phát hiện thiếu thứ dụng cụ gì là Châu lại tìm hiểu thật kỹ, rồi đặt mua ở những nơi uy tín. Châu tỉ mỉ trong từng sự chọn lựa bởi cô hiểu, bước vào nghề nào thì chữ tín vẫn phải được đặt lên hàng đầu và đó là tiêu chí quyết định thành công. Châu bảo, em rất lo mua phải đồ da giả lại ảnh hưởng đến uy tín của mình, may mắn là có một người chị đang sinh sống ở Pháp – nơi nguồn da thật sự chất lượng và phong phú. Thế là những loại da được chị giúp chuyển về. Để hoàn thiện độ tinh xảo, Châu vừa sử dụng độ khéo léo của đôi tay, vừa tìm mua thêm các công cụ như đục, búa, kim, sáp đánh bóng, máy mài bóng da. Sản phẩm của Châu làm ra phần nhiều là các loại như ví, dây đồng hồ, thắt lưng, ví đựng danh thiếp, móc chìa khóa…

3. Làm ra sản phẩm chưa đủ, Châu tìm đầu ra cho sản phẩm. “Ban đầu em cũng gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm làm ra chỉ chủ yếu nhờ vào bạn bè đặt mua và giới thiệu dần ra cho nhiều người khác. Nhưng loại sản phẩm này, giá cả không dễ chịu so với túi tiền của người có thu nhập bình thường nên đầu ra còn hạn hẹp. Sau đó em nghĩ ra cách xây dựng hình ảnh logo Lukat de Tourane. Hình ảnh cũng được đưa lên facebook và Instagram để giới thiệu”, Châu nói. Hiệu ứng thấy rõ khi cô nhận được nhiều lời bình luận, góp ý thêm cho sản phẩm và những đơn đặt hàng dần xuất hiện. Khách hàng khắp nơi từ Hà Nội, TP.HCM, Úc, Hàn Quốc, Nhật, Đức và ngay cả đất nước có nhiều hàng da như Pháp vẫn có khách đặt hàng. Mỗi tháng Châu nhận trên dưới 20 đơn hàng. Mỗi lần chuyển sản phẩm ra nước ngoài với cô là một niềm tự hào. “Em thấy hạnh phúc khi chính đôi tay mình tạo ra những sản phẩm tinh xảo để khách thập phương tìm mua. Với họ việc sử dụng những sản phẩm ấy không chỉ thể hiện niềm đam mê, mà mỗi lần nhắc đến sản phẩm, hẳn người ta sẽ nhắc đến nơi xuất xứ Việt Nam. Chừng ấy thôi em đã thấy hạnh phúc rồi”, Châu bộc bạch.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)