Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chuyển đổi số – “Cánh tay phải” của đổi mới giáo dục: Xây dựng văn hóa số trong giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Trong tiến trình thc hin chuyn đi s, nhiu trưng hc trên đa bàn TP.HCM đã mnh dn đu tư trang thiết b hin đi, to điu kin cho giáo viên ng dng công ngh thông tin (CNTT) đi mi giáo dc. Thế nhưng, không phi đơn v nào cũng có th “mnh tay” đu tư trang thiết b hin đi cho toàn trưng…


Đi ngũ cán b qun lý, giáo viên phi đi mi v nhn thc và đưc tp hun v công tác chuyn đi s

Vì vậy, để chuyển đổi số trong giáo dục một cách đồng bộ, trước hết yếu tố con người và trang thiết bị cần phải được quan tâm, đầu tư xây dựng đúng mức.

Tiến trình dy hc không th thiếu công ngh thông tin

Nhằm phục vụ mục tiêu chuyển đổi số trong giáo dục, từ năm học 2021-2022, Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh) đã thành lập đội CNTT để hướng dẫn, tập huấn và gỡ khó kịp thời những thắc mắc của giáo viên trong trường xoay quanh câu chuyện về công nghệ. “Khi đưa CNTT cũng như các ứng dụng số vào thực hành chuyển đổi công tác quản trị, giảng dạy của nhà trường thì không phải giáo viên nào cũng hài lòng, thành thục. Bởi khi mọi sự truyền thống đã trở thành thói quen thì sẽ có một bộ phận giáo viên, nhất là giáo viên có tuổi ngại thay đổi. Vì thế, đội CNTT của trường là những giáo viên trẻ ham học hỏi, có năng lực về CNTT, có khả năng sử dụng CNTT tốt thường xuyên túc trực hỗ trợ để thầy cô mạnh dạn, vững vàng khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy”, thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Song song với đó, thầy Tuấn cho hay, để CNTT “phủ sóng” trong công tác giảng dạy, nhà trường huy động các nguồn lực trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho giáo viên như mạng internet phủ sóng toàn trường, ti  vi, máy chiếu ở từng lớp học. Không chỉ vậy, màn hình Led với độ phân giải cao được nhà trường trang bị từ năm học trước gắn ở sân trường, tạo điều kiện cho giáo viên mạnh dạn đưa những ứng dụng CNTT đi vào từng tiết học, đổi mới nội dung hoạt động trải nghiệm ngoài không gian lớp học. “Đến thời điểm này, CNTT hầu như đã trở thành một phần không thể thiếu của tiến trình dạy học với mỗi thầy cô. Năm học này nhà trường đưa 35% nội dung chương trình giáo dục lên mạng internet để thầy cô từng bước thực hiện thông qua các bài giảng số, tài liệu học tập, giao bài tập về nhà, hình thành thói quen tự học cho học sinh. Nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy qua ứng dụng CNTT cũng trở thành một tiêu chí để đánh giá giáo viên của trường”, thầy Tuấn cho biết.


Theo các chuyên gia, mun chuyn đi s đng b phi có s đng nht v cơ s vt cht, trang thiết b

Thời gian qua, tiết học môn toán khối 7 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại Trường THCS Minh Đức (Q.1) trở nên thú vị, hấp dẫn khi nhiều nội dung CNTT được giáo viên mạnh dạn ứng dụng, như app Tape Measure để đo kích thước vật thể lớn; app Shapes để tạo lập hình hộp 3D với kích thước bất kỳ… Để hỗ trợ thực hiện đổi mới môn học, tăng ứng dụng CNTT trong dạy và học, năm học này Trường THCS Minh Đức đã trang bị màn hình Led đặt giữa sân trường, khiến học sinh và giáo viên vô cùng thích thú. “Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, kiến thức từng môn học luôn phải gắn liền với thực tế để tăng tính vận dụng, trải nghiệm cho học sinh. CNTT đã hỗ trợ rất hiệu quả mục tiêu này của môn học, giúp môn học trở nên gần gũi, đặc biệt là các môn học vốn được xem là khô khan như môn toán, từ đó thay đổi tư duy, góc nhìn của các em với môn học”, cô Trần Thúy An (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Nâng cao nhn thc, tư tưng cho tng cán b, giáo viên

Mặc dù đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học, song đại diện Trường THPT Tenlơman (Q.1) thừa nhận việc chuyển đổi số trong giáo dục mới chỉ diễn ra ở một số khía cạnh công việc của nhà trường, chưa mang tính tổng thể, đồng bộ. Điều này thể hiện qua việc sử dụng một số phần mềm như đăng thông tin trên cổng thông tin điện tử của trường; quản lý điểm, mã định danh; truyền đạt thông tin đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh qua các ứng dụng miễn phí… Tương tự, ứng dụng CNTT trong giảng dạy mới chỉ dừng ở việc sử dụng công cụ dạy học qua máy chiếu, sử dụng một số phần mềm miễn phí giao bài tập, nhiệm vụ học tập cho học sinh. “Khó khăn đến từ rất nhiều phía. Trước hết là khó khăn về con người khi đa phần đội ngũ còn hạn chế về kỹ năng sử dụng phần mềm, ứng dụng CNTT; cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số. Nhà trường không thể tự trang bị máy tính cho giáo viên vì không có nguồn kinh phí, điều này gây khó khăn rất lớn cho giáo viên lẫn nhà trường về lâu dài khi đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục. Ngoài ra, nhà trường cũng không có chế độ hỗ trợ nào cho giáo viên để có thể trang bị một cách đồng bộ các thiết bị công nghệ nhằm đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong giáo dục”, đại diện Trường THPT Tenlơman nêu rõ.

Ngoài kinh phí, hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng trở thành rào cản trong chuyển đổi số ở các cơ sở giáo dục. Ngoài ra, lãnh đạo nhiều trường học cho biết khó khăn còn đến từ tư tưởng ngại đổi mới của một bộ phận không nhỏ giáo viên khi cho rằng đổi mới, học tập nâng cao kỹ năng, đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy là đang “tạo thêm áp lực cho giáo viên”. Giáo viên Hà Thanh An (Trường THPT Ngô Gia Tự, Q.8) nhìn nhận, mặc dù công tác chuyển đổi số trong giáo dục đang được tiến hành nhưng vẫn còn khá nhiều giáo viên và cả cán bộ quản lý ngại tiếp cận công nghệ, chưa mạnh dạn ứng dụng CNTT trong quản lý cũng như trong dạy học. “Để công tác chuyển đổi số trong giáo dục đồng bộ trước tiên phải nâng cao nhận thức, tư tưởng cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường nắm và hiểu được vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, cùng xây dựng văn hóa số trong giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải được đào tạo về kiến thức, kỹ năng CNTT, an toàn thông tin cần thiết để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Song song đó, việc trang bị kỹ năng, công cụ sử dụng cho học sinh, phụ huynh cũng cần được chú trọng, từ đó mới có thể tạo ra sự đồng bộ trong chuyển đổi số. Nếu được, các trường học cần tổ chức lớp học tin học ứng dụng để cán bộ, giáo viên và nhân viên bổ sung, hoàn thiện thêm kiến thức tin học”, giáo viên này đề xuất.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)