Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Trường đại học ứng phó khi xuất hiện ca bệnh Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với nhiều ca nhiễm ngoài cộng đồng, trong đó có những ca bệnh bất ngờ được phát hiện trong các giảng đường đại học.
Cán bộ, giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 sáng 11.6 /// THY HUYỀN
Cán bộ, giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 sáng 11.6. THY HUYỀN
Để kịp thời ứng phó với các ca F0 này, trường ĐH đã và đang thực hiện nhiều phương án cụ thể để phòng chống dịch Covid-19 nhanh và hiệu quả nhất.
Làm gì khi xuất hiện F0 trên giảng đường?
Để phòng chống, dịch Covid-19, tất cả các trường ĐH đều chuyển sang dạy – học theo hình thức trực tuyến. 
Thế nhưng trong vòng hơn 1 tháng qua rải rác ở một số trường vẫn bất ngờ tiếp nhận các ca F0, F1 liên quan đến sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh của trường. Mới nhất là trường hợp từ F3 thành F0 của một nghiên cứu sinh Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Trước đó, một số trường ĐH khác ở TP.HCM cũng phát hiện sinh viên thuộc diện F1, trường phải ra thông báo khẩn ngừng học trực tiếp, như: Công nghiệp, Sư phạm kỹ thuật…
Tiến sĩ Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết trường đã quá bất ngờ khi nhận được thông báo có ca F0 là nghiên cứu sinh này. Ngay thời điểm đó, cơ quan y tế địa phương cùng phối hợp với trường khẩn trương thực hiện truy vết người tiếp xúc gần, ngay lập tức khử khuẩn và phong toả các khu vực bệnh nhân từng đến từ nhà xe, căn tin, trung tâm nghiên cứu…
Trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM cũng phải phát đi thông báo khẩn truy vết người tiếp xúc gần khi một sinh viên trườn này được xác định mắc Covid-19 vào ngày 1.6.  
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường này cho biết, rất may trường đã chuyển toàn bộ hoạt động dạy học qua hình thức trực tuyến từ ngày 10.5, kể cả hoạt động thực tập và thực hành trong trường. Do vậy, trường hợp sinh viên ở Long An bị nhiễm Covid-19 xảy ra bên ngoài trường. Nhưng nhằm kịp thời truy vết, ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng, trường thông báo rộng rãi nếu có trường hợp tiếp xúc gần với sinh viên này trong thời gian trên kịp thời liên hệ ngay với cơ quan y tế.
Trước đó, một số trường khác cũng phát hiện sinh viên thuộc diện F1, trường phải ra thông báo khẩn ngừng học trực tiếp như: Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM…
Trường đại học ứng phó khi xuất hiện ca bệnh Covid-19 - ảnh 1
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thực hiện đo thân nhiệt người ra vào tại cổng trường hồi tháng 1. HÀ ÁNH
Chuyển đổi phương thức hoạt động

Theo tiến sĩ Trần Thiên Phúc, trường tiếp tục chuyển đổi hình thức hoạt động sau khi có ca bệnh. Từ ngày 4.6, trường gần như ngưng toàn bộ hoạt động trực tiếp. Sinh viên nghỉ hè sớm, kỳ thi kết thúc học kỳ được dời lại đến khi dịch được kiểm soát. Cán bộ nhân viên hành chính cũng chỉ còn 1/3 số lượng người làm việc để vừa duy trì hoạt động, vừa phòng chống dịch tối đa.
Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM hiện tại cũng học và làm việc trực tuyến gần như 100%. Một số môn đặc thù có yếu tố thực hành trường dời lại sau dịch mới tổ chức thi.
Phát hiện một sinh viên thuộc diện F1 do ngồi cùng chuyến bay với bệnh nhân Covid-19, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã duy trì hoạt động dạy học trực tuyến từ đầu tháng 5 đến nay. Cả hoạt động xác minh văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ của người học với nhà tuyển dụng cũng được thực hiện qua mạng.
Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM gần đây nhất có trường hợp nghi nhiễm phải cách ly tập trung từng đến thi tin học. Theo đại diện trường này, ngay từ đầu tháng 5 trường đã thành lập tổ an toàn Covid-19, đưa ra các phương án xử lý tình huống khi có F0, F1, F2… Đến thời điểm này, trường đã chuyển các lớp sang hình thức trực tuyến. Các lớp thực hành và kỳ thi tạm dừng, chờ cho đến khi qua đợt dịch.
Theo Hà Ánh/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)