Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

STEM “chắp cánh” cho công tác hướng nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Bng nhng tri nghim t kiến thc môn hc đi vào thc tế, đưc trc tiếp tham gia tìm hiu nhiu lĩnh vc khác nhau…, giáo dc STEM đưc xem là cánh ca, cu ni “chp cánh” hiu qu cho công tác hưng nghip hin nay ti các trưng THPT trên đa bàn TP.HCM, m ra thêm nhiu cơ hi đ hc sinh tiếp cn vi các ngành ngh mi.


Hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu Huân (TP.Th Đc) tri nghim môn hc qua giáo dc STEM

Không chỉ thế, giáo dục STEM còn giúp cụ thể hóa mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

ng nghip trong tng bài hc

Trong giờ vật lý với bài học về điện phân, thay vì chỉ được học lý thuyết, học sinh lớp 11A1 Trường THPT Long Trường (TP.Thủ Đức) đã được thực hành nhiều thí nghiệm thực tế. Theo đó, lớp học được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một thí nghiệm để hiểu rõ hơn về ứng dụng của điện phân, như bật đèn sáng khi hòa tan nước muối, mạ chìa khóa, điều chế hóa chất… Mỗi thí nghiệm là cơ hội để học sinh tìm hiểu kiến thức môn học vận hành trong thực tế, quan sát hiện tượng, rút ra bài học và củng cố lý thuyết.

Cô Hoàng Thị Nga (giáo viên môn vật lý Trường THPT Long Trường) cho hay, khi áp dụng phương pháp STEM để thực hiện các thí nghiệm, học sinh buộc phải tự nghiên cứu bài học, chủ động tiếp cận với kiến thức trong bài học và ứng dụng vào thực tế, từ đó các em học một cách thích thú. “Nếu như trước đây bài học chỉ đơn thuần là lý thuyết thì với lộ trình đổi mới giáo dục, phương pháp STEM lý thuyết đã song hành với thực tế. Qua đó, từ chính những trải nghiệm trong môn học, học sinh vừa học vừa hiểu, vừa mở rộng định hướng các ngành nghề liên quan”, cô Nga cho biết.

Trong khi đó, sân chơi ngoại khóa môn vật lý được Tổ vật lý Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức) tổ chức nhiều năm nay lại mang đến cho học sinh nhà trường nhiều thích thú. Đây được coi là sân chơi STEM rất được học sinh mong chờ. Mỗi năm sân chơi có một chủ đề khác nhau, đặt ra những yêu cầu riêng cho học sinh, vận dụng kiến thức môn học và kiến thức tổng hòa trong nhiều bộ môn khác để ứng dụng vào thực tế, tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao. “Năm học 2020-2021, sân chơi ngoại khóa có yêu cầu là thiết kế cầu chịu lực từ những thanh gỗ nhỏ. Với yêu cầu này, học sinh đã thiết kế nhiều sản phẩm hết sức sáng tạo. Muốn như vậy các em phải học vẽ bản vẽ kỹ thuật, học thiết kế, hay đơn giản là làm quen với cưa, đục… Cùng với các hoạt động hướng nghiệp khác, từ những trải nghiệm trong môn học như thế này sẽ mang đến cho học sinh cái nhìn thực tế hơn về tính chất của nhiều ngành nghề, từ đó các em bước đầu làm quen với nhiều ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó, các em còn được khám phá khả năng của bản thân, được thỏa sức sáng tạo, để hiểu được rằng các ngành nghề nào liên quan đến môn học, bản thân mình có tố chất trong những ngành nghề nào”, thầy Lê Tấn Hậu (Tổ trưởng Tổ vật lý Trường THPT Nguyễn Hữu Huân) chia sẻ.

Nhà trưng “thay da đi tht” vi giáo dc STEM

Từ năm học 2017-2018, khi giáo dục STEM mới bắt đầu manh nha ở Việt Nam với nhiều ngộ nhận thì tại TP.HCM, hoạt động này đã được ngành GD-ĐT triển khai rộng rãi trong các nhà trường. Qua gần 5 năm triển khai, thực tế phương pháp giáo dục STEM đã giúp nhiều nhà trường “thay da đổi thịt” không chỉ trong đổi mới phương pháp giảng dạy mà còn tác động đến nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh và xã hội. Đi cùng với đó, hiệu quả giáo dục, hiệu quả nghiên cứu khoa học và hiệu quả của công tác hướng nghiệp cũng được nâng cao.

“Vi giáo dc STEM, hc sinh không b bó buc vào mt ngành ngh c th mà các em đưc hình thành tư duy ch đng nghiên cu, hình thành năng lc t hc đ ng biến trong xã hi hin nay, hưng đến giáo dc toàn din và hc tp sut đi”, TS. Nguyn Thanh Nga (Trưng ĐH Sư phm TP.HCM) nói.

Mỗi năm, Sở GD-ĐT TP.HCM đều tổ chức những đợt tập huấn chuyên sâu về giáo dục STEM cho giáo viên trên địa bàn thành phố, từng bước rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn về chu trình triển khai. Ông Hồ Tấn Minh (Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM) đánh giá, nếu như trước đây việc triển khai giáo dục STEM trong các nhà trường còn khá lúng túng và chia thành “nhiều lối đi” thì hiện nay càng lúc STEM càng được thực hiện một cách bài bản, có chu trình và đặc biệt là mang tính hướng nghiệp cao. “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là định hướng nghề nghiệp. Ngay từ việc khơi lên vấn đề của bài học trong từng tiết dạy mà giáo viên đưa vào nội dung dạy học của mình thông qua giáo dục STEM cũng là cách thầy cô đang dần hình thành tư duy quan sát cho học sinh. Khi triển khai giáo dục STEM, nếu các bộ môn khoa học được xem là thành phần thì các bộ môn còn lại sẽ hình thành năng lực cho học sinh, học sinh được trải nghiệm nhiều hơn, tư duy nhiều hơn, vận dụng nhiều hơn”, ông Minh cho biết.

Nói về vai trò hướng nghiệp của STEM trong giáo dục phổ thông, TS. Nguyễn Thanh Nga (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) khẳng định, mục tiêu cơ bản của STEM là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng môn học để giải quyết các bài toán thực tế, tiến tới định hướng, lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Thế mạnh lớn nhất của giáo dục STEM là học sinh được trải nghiệm, học và hiểu thông qua trải nghiệm, hướng nghiệp thông qua các hình thức trải nghiệm. STEM được triển khai hết sức linh hoạt, tùy theo từng cách thức khác nhau mà học sinh có thể được trải nghiệm ngoài thực tế, qua các câu lạc bộ, trong lớp học qua chủ đề… Các ngành nghề được bóc tách một cách dễ hiểu, gần gũi.

Mục tiêu cốt lõi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt là ở bậc THPT là định hướng nghề nghiệp. Tuy vậy, TS. Nga nhìn nhận công tác hướng nghiệp trong các trường phổ thông hiện tại dù đã được đổi mới nhưng tính trải nghiệm chưa sâu, chưa rộng. Trước thực tế đó, TS. Nga cho rằng STEM sẽ “chắp cánh” để công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả cao hơn. Theo TS. Nga, giáo dục STEM tại TP.HCM được triển khai rất mạnh mẽ và có thể coi là đi đầu trong cả nước. STEM đưa vào thực tế, phù hợp với từng phong cách nhà trường, theo đặc điểm năng lực học sinh, cơ sở vật chất, nguồn lực giáo viên. Việc triển khai STEM trong các nhà trường còn có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp giáo dục, chính vì vậy công tác hướng nghiệp từ STEM tại TP.HCM đã được nâng cao thêm, học sinh càng có thêm nhiều cơ hội trải nghiệm ngành nghề. “Ngoài việc trải nghiệm, một thế mạnh khác của STEM ở lĩnh vực hướng nghiệp đó là tạo ra xu thế về ngành nghề rất cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển như hiện nay, giúp học sinh tiếp cận được các ngành nghề mới. Với giáo dục STEM, học sinh không bị bó buộc vào một ngành nghề cụ thể mà các em được hình thành tư duy chủ động nghiên cứu, hình thành năng lực tự học để ứng biến trong xã hội hiện nay, hướng đến giáo dục toàn diện và học tập suốt đời”, TS. Nga nói.

Bài, ảnh: Thành Nam

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)