Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phát triển mô hình đào tạo nghề phối hợp

Tạp Chí Giáo Dục

Các chuyên gia giáo dc ngh nghip cho rng trong bi cnh cuc cách mng công nghip 4.0 phát trin như hin nay, đc bit là dch Covid-19 đang tác đng mnh m đến th trưng lao đng, các trưng ngh cn quan tâm đến xu hưng đào to thích ng vi thc tế.


Sinh viên thc hành ti Công ty NHK Vit Nam

Ông Lê Mạnh Tùng (CEO Công ty TNHH MTV Cơ điện Đông Nam, TP.HCM) nhìn nhận hiện nay đa số trường nghề đã bắt kịp với xu hướng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng chuyên môn theo hướng ứng dụng. Rõ hơn, trường nghề đào tạo cái mà doanh nghiệp cần, nhờ vậy người học ra trường là có thể làm việc được ngay mà không cần đào tạo lại. Ông Tùng cho rằng với hướng đi này, không chỉ học sinh, sinh viên trường nghề mà cả lực lượng đang tham gia thị trường lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cũng dễ dàng theo học những khóa đào tạo ngắn hạn để chuyển đổi ngành nghề. Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) phân tích, để học sinh, sinh viên trường nghề ra trường có thể làm việc ngay, bản thân doanh nghiệp phải là một chủ thể trong hoạt động đào tạo, nghĩa là doanh nghiệp phải tham gia đào tạo trực tiếp với trường nghề. Đây là cơ hội để người học nắm bắt được những yêu cầu cơ bản đối với lao động từ phía doanh nghiệp. “Trong quá trình người học được tiếp xúc, chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ chuyên gia, đặc biệt với 60-70% thời lượng thực hành trên dây chuyền công nghệ hiện đại, là cơ hội để các em nâng cao tay nghề khi còn trong thời gian học”, TS. Hằng chia sẻ.

Đào tạo phối hợp cũng là một xu hướng đã và đang được các trường nghề triển khai hiệu quả, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực chất lượng. Ông Lê Quang Trung (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2) cho biết trường đang triển khai chương trình đào tạo phối hợp với doanh nghiệp ở ngành cơ điện tử. Cụ thể, trong chương trình đào tạo này, người học sẽ được đào tạo tại trường kiến thức và kỹ năng thực hành nghề. Phía doanh nghiệp đào tạo các mô đun phù hợp với vị trí việc làm và dây chuyên sản xuất của công ty. Ông Trung nhấn mạnh: “Ưu điểm của chương trình đào tạo phối hợp là đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng; sau khi tốt nghiệp, các em có thể cạnh tranh không chỉ thị trường lao động trong nước mà còn có cơ hội cạnh tranh với thị trường lao động trong khu vực”. Được biết, ngoài chương trình đào tạo phối hợp nghề cơ điện tử, Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 còn xây dựng 3 chương trình đào tạo phối hợp trình độ CĐ định hướng theo tiêu chuẩn Đức cho 3 nghề: điện tử công nghiệp, cắt gọt kim loại và cơ khí xây dựng. Chương trình đào tạo của 3 nghề này đã được Phòng Thủ công nghiệp Erfurt (Đức) thẩm định, công nhận tương đương tiêu chuẩn Đức.

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Bùi Thị Châm (Trưởng phòng Đào tạo Công ty YKK Việt Nam) chia sẻ, phía doanh nghiệp sẵn sàng tham gia đào tạo với nhà trường, bởi đây là cơ hội để doanh nghiệp chủ động nguồn nhân lực có chất lượng. Bà Châm cho biết YKK là công ty của Nhật Bản, vì vậy, bên cạnh tay nghề, công ty cũng đặc biệt quan tâm đến lao động am hiểu văn hóa doanh nghiệp, văn hóa Nhật Bản. Qua chương trình đào tạo phối hợp, trường nghề cần đào tạo thêm về kỹ năng mềm cũng như an toàn lao động theo tiêu chuẩn 5S. Đồng thời, doanh nghiệp cũng kỳ vọng phía trường nghề sẽ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho chuyên gia của doanh nghiệp để công tác đào tạo nghề cho người học được tốt hơn. Tương tự, ông Nguyễn Hữu Thế Sang (Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH Sản xuất và lắp đặt cơ khí Toàn Thắng, tỉnh Bình Dương) đánh giá, hiện nay bên cạnh một số trường nghề đã đầu tư trang thiết bị đào tạo hiện đại thì vẫn còn không ít trường “có gì dạy nấy”. Bởi tư duy đào tạo lạc hậu này mà người học ra trường không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, làm mất đi cơ hội cạnh tranh của người học trong thị trường lao động. “Trường nghề đầu tư đến đâu cũng khó mà theo kịp doanh nghiệp, đó là chưa kể mỗi doanh nghiệp lại có một dây chuyền công nghệ khác nhau. Vì vậy, trong điều kiện thực tế, trường nghề có thể trang bị máy móc, trang thiết bị tương đối để khi sang học phần của doanh nghiệp, người học không quá bỡ ngỡ, bắt kịp nhanh với hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến người mới ra trường không thể bắt tay ngay vào công việc mà phải mất thời gian để đào tạo lại”, ông Sang dẫn chứng.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), từ thành công bước đầu tại Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 và các doanh nghiệp đối tác, chương trình đào tạo phối hợp đang được triển khai đến nhiều trường nghề như: CĐ Nghề Long An, CĐ nghề Ninh Thuận, CĐ nghề An Giang, CĐ Công nghiệp Huế. Các chương trình đào tạo được biên soạn theo định hướng nhu cầu và có tính liên thông cao giữa các cấp trình độ khác nhau. Toàn bộ nội dung chuyên môn nghề được thiết kế ở dạng mô đun đào tạo định hướng thực hành, từ cơ bản đến chuyên sâu, có tích hợp các yếu tố như: Số hóa và công nghiệp 4.0; giáo dục nghề nghiệp xanh và bảo vệ môi trường; sức khỏe và an toàn lao động; bình đẳng giới và hòa nhập. Ông Dương Đức Lân (Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề Công tác xã hội Việt Nam) khẳng định mô hình đào tạo phối hợp giữa trường nghề và doanh nghiệp mang lợi ích cho các bên: người học, trường nghề và doanh nghiệp, trong đó quyền lợi người học đặt lên hàng đầu. Cụ thể là được học, thực hành trên hệ thống trang thiết bị hiện đại, chuyên gia đào tạo là kỹ sư lành nghề và đặc biệt là có phương pháp sư phạm.

T.Hng – T.Tri

Bình luận (0)