Cuộc thẩm vấn mà Tổng thống Mỹ Joe Biden vùa trải qua là tự nguyện và được thực hiện tại Nhà Trắng vào ngày 8 và 9-10.
Cuộc thẩm vấn mà Tổng thống Joe Biden vừa trải qua là một phần của cuộc điều tra độc lập về việc ông xử lý các tài liệu mật. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy cuộc điều tra sắp đi đến hồi kết.
Tổng thống Mỹ Joe Biden xuất hiện ở Washington hôm 7-10. Ảnh: AP
Trước đó, vào tháng 1-2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Merrick Garland đã chỉ định ông tố viên đặc biệt Robert Hur xử lý cuộc điều tra nhạy cảm về mặt chính trị này – là vụ việc ông Biden lưu giữ không đúng cách các tài liệu mật từ thời ông còn là thượng nghị sĩ và phó tổng thống Mỹ.
Các tài liệu này đã được tìm thấy tại nhà của ông Biden ở bang Delaware, cũng như tại một văn phòng riêng mà ông sử dụng sau thời gian làm phó tổng thống và trước khi trở thành tổng thống.
Trong tuyên bố của mình, ông Sams nhắc lại rằng Tổng thống Biden và Nhà Trắng đang hợp tác.
"Chúng tôi đã cung cấp công khai các cập nhật liên quan, minh bạch nhất có thể để phù hợp với việc bảo vệ và duy trì tính toàn vẹn của thông tin điều tra" – ông Sams nói.
Cuộc điều tra này tách biệt với cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Jack Smith về việc xử lý tài liệu mật của cựu Tổng thống Donald Trump sau khi ông rời Nhà Trắng.
Không có bằng chứng nào cho thấy ông Biden có hành vi tương tự hoặc cố tình lưu giữ những hồ sơ mà lẽ ra ông không nên có.
Việc các tổng thống đương nhiệm bị thẩm vấn trong các cuộc điều tra không phải chưa từng xảy ra.
Khi còn đương nhiệm, cựu Tổng thống George W. Bush từng tham gia một cuộc thẩm vấn kéo dài 70 phút trong cuộc điều tra về vụ rò rỉ danh tính của một đặc vụ CIA.
Cựu Tổng thống Bill Clinton năm 1998 đã trải qua hơn 4 giờ thẩm vấn từ cố vấn độc lập Kenneth Starr trước đại bồi thẩm đoàn liên bang.
Vào thời ông Trump còn đương nhiệm, nhóm của công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã đàm phán với các luật sư ông về một cuộc thẩm vấn. Nhưng thay vào đó, các luật sư của ông Trump đã gửi các câu trả lời bằng văn bản.
Theo Anh Thư/NLĐO
Bình luận (0)