Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Ra đề ngữ văn với ngữ liệu mới

Tạp Chí Giáo Dục

Mt trong nhng vn đ khó đi vi giáo viên khi ra đ kim tra theo yêu cu đánh giá năng lc (đc và viết) là phi s dng ng liu mi.


Theo tác gi, hin nay giáo viên ng văn gp khó khi ra đ kim tra theo yêu cu đánh giá năng lc hc sinh là phi s dng ng liu mi (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Trong các văn bản ngữ liệu mới, khó nhất là yêu cầu với văn bản truyện; vì văn bản truyện thường rất dài, khó đưa vào đề văn hơn so với văn bản thơ, văn bản thông tin hoặc nghị luận. Mà đọc hiểu hay viết phân tích thì đều phải bảo đảm tính chỉnh thể của tác phẩm. Với cách đánh giá mới, phải chấp nhận đề dài hơn cách ra đề truyền thống. Nhưng cũng không thể dài quá (theo tôi đề chỉ tối đa là 2 trang giấy). Vậy nên giải quyết khó khăn này như thế nào?

Một là cần đọc nhiều và chọn được một văn bản truyện có độ dài vừa phải (tối đa 2 trang). Hai và phổ biến là cần có cách rút ngắn một văn bản truyện dài mà vẫn bảo đảm tính chỉnh thể tác phẩm. Với cách này, trước một truyện dài, người ra đề cần đọc kỹ và chọn một phần văn bản hay nhất, có nhiều yếu tố để hỏi về đọc hiểu cũng như yêu cầu viết; còn lại cần tóm tắt ngắn gọn những phần bị cắt để học sinh hiểu bối cảnh trích đoạn. Ngoài ra việc đổi mới ra đề cần chú trọng các câu lệnh để gây hứng thú và tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo, nêu ý kiến riêng của cá nhân. Dưới đây là ví dụ đề kiểm tra ngữ văn lớp 11 về truyện (giả sử truyện Đời thừa chưa học trong cả 3 bộ sách).

Đ kim tra gia k ng văn 11 (90 phút)

Đời thừa (toàn văn truyện khoảng 8 trang A4). Tóm tắt phần đầu truyện: Hộ là một văn sĩ có tài; Hộ cưu mang Từ, có công cứu vớt đời Từ và Từ trở thành vợ Hộ. Hộ mải mê với văn chương, hết lòng vì văn chương, nhưng cuộc sống cơm áo không để Hộ ngồi yên mà viết văn, thưởng thức văn… Túng quẫn và phẫn uất, Hộ chán nản đâm vào rượu chè, say xỉn… Mỗi lần say lại bốc đồng và về nhà làm khổ Từ… Khi tỉnh dậy Hộ lại ân hận, hối tiếc, ăn năn…

Sau đây là phần kết của truyện: “Sáng hôm sau, hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn. Hắn thấy mình mẩy đau như dần, đầu nặng, miệng khô và đắng. Cổ thì ráo và rát cháy. Hắn đưa tay với ấm nước ở trên bàn để uống. Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm. Ðó là một sự ý tứ của Từ. Hộ hiểu thế, và lòng buồn nao nao. Bởi hắn lờ mờ nhớ ra rằng: Hình như đêm qua hắn say rượu, đi la cà chán rồi về, lại gây sự với Từ; hình như hắn lại đánh cả Từ, đuổi Từ đi, rồi mới đóng cửa lại và đi ngủ… Hắn đột nhiên hoảng sợ, nhổm dậy, mắt nhớn nhác tìm Từ. Nhưng không! Từ vẫn còn nhà… Chắc hẳn trong lúc quá say, hắn gài cửa nhưng chưa gài được, thành thử khi thấy hắn ngủ mệt rồi, Từ lại bế con vào. Bây giờ Từ đang thiếp đi trên võng, đứa con nhỏ nằm bên. Từ vốn dậy sớm quen. Sáng nay, chắc Từ mệt quá, vừa mới lịm đi, nên mới ngủ trưa như thế. Ðầu Từ ngoẹo về một bên. Một tay Từ trật ra ngoài mép võng, sã xuống, cái bàn tay hơi xòe ra lỏng lẻo. Dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não. Hắn bùi ngùi. Chao ôi! Trông Từ nằm thật đáng thương! Hèn chi mà Từ khổ cả một đời người! Cái tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ. Hộ nhớ ra rằng: Một đôi lúc, nếu nhìn kỹ thì Từ khó mặt lắm. Ðột nhiên Hộ nảy ra ý muốn lại gần Từ, nhìn kỹ xem mặt Từ lúc bấy giờ ra sao? Hắn rón rén, đi chân không lại. Hắn ngồi xổm ngay xuống đất, bên cạnh võng và cố thở cho thật khẽ. Hắn ngắm nghía mặt Từ lâu lắm. Da mặt Từ xanh nhợt; môi nhợt nhạt; mí mắt hơi tim tím và chung quanh mắt có quầng; đôi má đã hơi hóp lại khiến mặt hơi có cạnh. Hộ khẽ thở dài và lắc đầu ái ngại. Hắn dịu dàng nắm lấy tay sã xuống của Từ. Cái bàn tay lủng củng rặt những xương! Trên mu bàn tay, những đường gân xanh bóng ra, làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc. Cái cổ tay mỏng manh. Tất cả lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả, cần được hắn che chở và bênh vực… Một vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật, cần được hắn vỗ về an ủi… Thế mà hắn đã làm gì để cho Từ khỏi khổ? Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc… Ôi chao! Hắn khóc. Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lấy cái bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngực mình mà khóc. Từ thức dậy, Từ hiểu ngay, không cần hỏi một câu nào cũng hiểu. Và Từ cảm động. Mắt Từ giàn giụa nước. Từ khẽ rút tay ra, vòng lên cổ chồng, nhẹ nhàng níu hắn vào, để hắn gục đầu lên cạnh ngực Từ. Hắn lại càng khóc to hơn và cố nói qua tiếng khóc:

– Anh… anh… chỉ là… một thằng… khốn nạn!

– Không!… Anh chỉ là một người khổ sở!… Chính vì em mà anh khổ.

Từ bảo thế. Tay Từ níu mạnh hơn một chút. Ngực Từ thổn thức. Từ chực ngả đầu sát vào vai Hộ. Nhưng đứa con, bị giằng, khóc thét lên. Từ vội buông chồng ra để vỗ con. Tiếng vẫn còn ướt lệ, Từ dỗ nó:

– A! Mợ đây! Mợ đây mà! Ôi chao! Con tôi nó giật mình… Mợ thương…

Hộ đã tránh chỗ để Từ đưa võng. Từ vừa đưa vừa hát…

Ai làm cho khói lên giời

Cho mưa xuống đất, cho người biệt ly

Ai làm cho Nam, Bắc phân kỳ

Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân…

(Tuyển tập Nam Cao, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)

1. Đọc hiểu (5 điểm). Có 3 cách xây dựng câu hỏi đọc hiểu: Chỉ câu hỏi trắc nghiệm; chỉ tự luận và kết hợp trắc nghiệm + tự luận. Phần trắc nghiệm có thể hỏi cả thông tin về đoạn tóm tắt. Trong phần 5 điểm này cần có câu viết nghị luận xã hội bằng một đoạn văn quy định số chữ (trên dưới 200 chữ). Ví dụ với đề ngữ văn trên, có thể yêu cầu: Anh (chị) sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào khi cuộc sống gặp khó khăn về vật chất trong khi vẫn phải phấn đấu để đạt được ước mơ đã đặt ra. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ.

2. Viết bài văn (5 điểm); có thể nêu các lệnh khác nhau, ví dụ: Anh (chị) hãy phân tích phần kết truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao; Anh (chị) nghĩ gì sau khi đọc đoạn kết truyện Đời thừa của Nam Cao; Ý nghĩa của tiếng hát ru của nhân vật Từ ở cuối văn bản;  Nghĩ về tiếng khóc của nhân vật Hộ trong phần kết truyện Đời thừa; Ấn tượng của anh (chị) về nhân vật Từ trong phần kết của truyện ngắn Đời thừa; Có người nói: Hộ cũng chỉ là một dạng Chí Phèo. Ý kiến anh (chị) như thế nào?

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

Bình luận (0)