Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Không có gì cản trở được sự phát triển của thanh niên

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là nim tin, k vng ca Thng Chính ph Phm Minh Chính đi vi thanh niên Vit Nam.


Th tưng Phm Minh Chính gp g thanh niên

Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26-3-1931/  26-3-2024), ngày 26-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt và đối thoại với thanh niên với chủ đề “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia”.

Trước đó, ngày 22-3, Thủ tướng cũng đã dự và chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề “Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0”. Hội nghị được kết nối tới trụ sở UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thường trực Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội liên hiệp thanh niên và hội sinh viên các tỉnh.

Tại hội nghị, bà Phạm Thị Thanh Trà – Bộ trưởng Bộ Nội vụ – nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước luôn dành cho thanh niên sự quan tâm đặc biệt, mong muốn xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, có bản lĩnh, trí tuệ, hoài bão lớn, nung nấu và nuôi dưỡng chí lớn, trở thành lực lượng hùng hậu, kế tục sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc. Điều đó được thể hiện sâu sắc trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chủ trương, chính sách pháp luật về thanh niên vào cuộc sống; có tác động sâu sắc, tích cực, hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của thanh niên, nhất là trong bối cảnh thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số.

Tại hội nghị các bạn trẻ đã đặt nhiều câu hỏi cho Thủ tướng và các tư lệnh ngành về đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực. Xung quanh những câu hỏi của các bạn trẻ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đất nước ta đang thực hiện khát vọng lớn tới năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao, chúng ta đang thực hiện 3 trụ cột lớn: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (để phát huy tối đa đại đoàn kết, năng lực của mỗi người dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại); xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân (mọi chính sách đều hướng tới người dân và mọi người dân tham gia thực hiện các chính sách, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật); xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (tôn trọng quy luật khách quan, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh nhưng có sự can thiệp của Nhà nước khi cần thiết).

Theo Thủ tướng, cuộc sống lúc nào cũng có thời cơ, thuận lợi đan xen khó khăn và thách thức, chúng ta phải luôn giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, không quá lạc quan trước cơ hội và thuận lợi, không bi quan trước khó khăn, thách thức, tháo gỡ các khó khăn, vượt qua các thách thức bằng tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên bằng bàn tay khối óc của mình, không trông chờ, ỷ lại, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể.

“Tôi tin chắc là với khí thế của tuổi trẻ, thế hệ trẻ ngày nay sẽ vượt qua các khó khăn, thách thức như cha ông chúng ta đã làm và không có gì cản trở được sự phát triển của thanh niên chúng ta”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cho biết, Đảng, Nhà nước xác định GD-ĐT và khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu, có rất nhiều chính sách ưu tiên. Đất nước ta đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, có nhiều việc phải làm, trong khi nguồn lực có hạn, đây là đặc điểm mà chúng ta cần chia sẻ. Khi bắt đầu đổi mới, ước tính GDP cả nước khoảng 4 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 100 USD, nhưng đến năm 2022, quy mô GDP hơn 409 tỷ USD, GDP bình quân đầu người 4.110 USD. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022 lên vị trí 65 trong năm 2023. Điều này cho thấy sự nỗ lực, cố gắng của Đảng, Nhà nước, toàn quân, toàn dân chúng ta.

Theo Thủ tướng, nền giáo dục phải bám sát tình hình thực tế để thấy, trong điều kiện khó khăn, chúng ta vẫn nâng cao tiềm lực, năng lực đào tạo của các cơ sở,  nâng cao chất lượng các giáo trình, chương trình đào tạo, vừa đáp ứng yêu cầu mới của thế giới vừa phù hợp hoàn cảnh đất nước. Bên cạnh sự chăm lo của Đảng, Nhà nước về chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực, sự đùm bọc của nhân dân, nỗ lực của mỗi người là điều quan trọng nhất.

“Các cụ nói khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, tức là với nguồn lực có hạn, chúng ta phải sử dụng làm sao phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phát huy tinh thần tự lực, tự cường từ khó khăn để vươn lên, làm thế nào để phát triển năng lực sáng tạo, tư duy ứng dụng của mỗi người. Điều chúng ta còn thiếu nhiều là kỹ năng sống và kỹ năng nghề, kiến thức có thể được đào tạo, truyền thụ qua nhiều kênh khác nhau nhưng phải làm sao để chúng ta có kỹ năng sống thích ứng với mọi điều kiện hoàn cảnh và khi làm việc thì có kỹ năng nghề cao, có khả năng cạnh tranh”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho biết, thị trường lao động luôn biến đổi và vấn đề lao động, việc làm luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chú trọng, là một trọng tâm của an sinh xã hội. Muốn có công ăn việc làm thì phải mở rộng sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, thị trường lao động cũng luôn có những xu thế. Trước đây, phát triển kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên là chính. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển cũng không thể thiếu tài nguyên và đất đai, nhưng phải xác định yếu tố con người là quan trọng nhất và yếu tố con người phải thích ứng với điều kiện lao động mới.

Về chuyển đổi số, Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số len lỏi vào mọi góc cạnh của cuộc sống, tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức như các cuộc tấn công mạng. Do đó, chúng ta phải có chính sách đào tạo nhân lực thích ứng với các xu thế mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn. Việc định hướng nghề nghiệp phải thích ứng xu thế, hoàn cảnh. Cùng với việc đào tạo thì việc tự mày mò, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo là rất quan trọng, đây cũng là điều nằm trong “nhiệt huyết” của thanh niên. Các bạn trẻ cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khả năng, vừa quyết tâm theo đuổi, vừa chuyển đổi trạng thái nhanh nhất có thể.

Nhóm PV

Bình luận (0)