Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Một lần đến với “Tháp ngọc trên thế giới”

Tạp Chí Giáo Dục

Tht Lung tiếng Lào có nghĩa là tháp ln, đưc xây dng vào năm 1566 dưi triu vua Xt Tha Thi Lt, sau khi nhà vua di đô t Luông Phabang v Viêng Chăn. Tht đưc đt tên là “Cheđiloka Chulamni” có nghĩa “Tháp ngc trên thế gii”, nhưng nhân dân vn quen gi là Phr Tht Lung đ mô t s vĩ đi, to ln ca ngôi tháp. Tht thú v khi du khách đến vi công trình kiến trúc đã đưc UNESCO công nhn là di sn văn hóa thế gii vào năm 1985 này.


Mt trong nhng hot đng chính ca L hi Tht Lung là l rưc tháp

Biu tưng ca dân tc Lào

Nằm ở phía Đông của thủ đô Viêng Chăn, Thạt Luổng là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình của Lào, nó mang một kiến trúc riêng khá đặc biệt ở vùng Đông Nam Á. Thạt Luổng luôn được đánh giá như một công trình văn hóa mang tính tôn giáo sâu sắc, biểu tượng cho trí tuệ, óc sáng tạo, tinh thần đoàn kết và là biểu tượng của quốc gia Lào.

Thạt Luổng vốn được xây trên một ngôi đền cũ, cách Viêng Chăn 2km, đây là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào. Tháp có bệ hình vuông, phía Bắc và Nam mỗi bề rộng 68m, phía Đông và Tây mỗi bề rộng 69m, xung quanh được trang trí bởi 332 hình lá bồ đề cách điệu. Ngoài tháp chính cao 45m, còn có 30 tháp nhỏ biểu tượng cho Đức Phật Thích ca với 30 năm tu hành gian khổ của người để trở thành Phật. Trên các tháp nhỏ này có đắp những hàng chữ Bali nổi ghi các lời răn của Đức Phật.

Điểm nhấn đặc biệt của Thạt Luổng chính là hình tượng quả bầu ở trung tâm tháp. Thạt Luổng nhìn từ xa như một đài sen 5 cánh nâng một bảo vật – nơi chứa đựng thánh tích Phật giáo. Do đó, đỉnh tháp là phần thiêng liêng, trang trọng và cao quý nhất của kiến trúc tháp. Và người Lào đã sáng tạo cái đỉnh này thành hình tượng quả bầu có một không hai. Hình ảnh này không chỉ tạo cho Thạt Luổng có dáng vẻ riêng biệt, thanh thoát mà nó còn mang theo cả một ý niệm thầm kín của người Lào – đó là cội nguồn của  dân tộc. Hình tượng quả bầu, từ lâu đã có vị trí rất đặc biệt trong tâm linh của người dân Đông Nam Á. Nó ghi lại dấu ấn vàng son của thời kỳ rau củ – văn hóa bầu bí. Biểu tượng quả bầu, hay bọc trăm trứng đều có chung một thông điệp, một ý nghĩa đầu tiên là sự sinh sôi nảy nở – ước vọng của cư dân nông nghiệp. Riêng đối với dân tộc Lào, hình tượng quả bầu còn mang thêm ý nghĩa về nguồn gốc dân tộc và quốc gia Lào. Người Lào có huyền thoại về “Quả bầu mẹ”, đây là câu chuyện nhằm giải thích về nguồn gốc của các dân tộc khác nhau sinh sống trên đất Lào. Như vậy, quả bầu vốn là biểu tượng của văn hóa nông nghiệp, được gắn thêm ý nghĩa hình thành dân tộc và cuối cùng được dung hợp với tư tưởng Phật giáo để tạo nên kiến trúc Thạt Luổng độc đáo – ở đây có sự gặp gỡ giữa hai huyền thoại nguyên sơ về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc dân tộc. Có thể nói, hình tượng quả bầu vừa tạo ra chất thơ, chất nhạc cho kiến trúc, vừa biến kiến trúc này thành một hình tượng biểu trưng cho quốc gia Lào thống nhất và đoàn kết mà không làm mất đi hương vị thành kính của tôn giáo.

L hi Tht Lung

Hằng năm, cứ vào tháng 11 dương lịch, đúng tuần trăng tròn là lễ hội Thạt Luổng được tổ chức, kéo dài trong suốt 3 đêm với những nghi lễ rất trang trọng và tôn kính.


Mt trong nhng làn điu dân ca ni tiếng mang tính đc trưng ca phong tc tp quán Lào

Lễ hội Thạt Luổng với những nét văn hóa độc đáo của nhân dân Lào đã thu hút sự tham gia của rất nhiều vị khách quốc tế. Tất cả mọi người đều tới đây và cùng chia sẻ với nhau một điều gì đó mà theo văn hóa Lào có thể là hòa bình và cầu mong thịnh vượng.

Trong tâm linh ca mi ngưi dân Lào luôn sáng bng lên ngn la vàng cung nhit mà Tht Lung đã đt lên trong đêm hi, đ nh v nhng chng tích hào hùng xa xưa ca t tiên. Tht Lung s mãi là biu tưng ca chiến thng, mãi là nim t hào, kiêu hãnh ca dân tc Lào.

Một trong hoạt động chính của Lễ hội Thạt Luổng là lễ rước tháp (tiếng Lào gọi là Hè Phạ Sạt Phơng) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luổng. Phạ Sạt Phơng là một mô hình kiến trúc đền thờ được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong màu vàng rực rỡ. Trên chóp cắm 9 bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc tiền âm phủ.

Khi đến Thạt Luổng, những người rước sẽ khiêng Phạ Sạt Phơng đi vòng quanh Thạt Luổng ba vòng trước khi dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ và được sư thầy tiếp nhận lễ vật với hình thức trang trọng, nghiêm cẩn, thành kính. Theo tục lệ, mỗi gia đình, bản hoặc một nhóm người… đều có thể chung nhau cúng một Phạ Sạt Phơng.

Phần hội là những trò vui chơi, giải trí văn nghệ, văn hóa, thể thao… Trong phần biểu diễn văn nghệ tại lễ hội, người Lào đặc biệt chú trọng tới việc phô diễn các làn điệu dân ca nổi tiếng mang tính đặc trưng của phong tục tập quán Lào. Đêm cuối của lễ hội sẽ diễn ra lễ rước nến, hàng nghìn Phật tử cầm trên tay ngọn nến đã được thắp sáng, đi vòng quanh thảm cỏ bên trong khuôn viên Thạt Luổng, tạo nên một cảnh sắc đẹp đến huyền ảo. Lễ hội sẽ kết thúc trong một cuộc thi pháo bông đầy màu sắc.


Tht Lung – biu tưng ca dân tc Lào

Ngoài ra, ngành thương mại cũng tổ chức hội chợ với hàng trăm gian hàng giới thiệu, mua bán hàng hóa, thủ công mỹ nghệ truyền thống, cây trồng và cả các món ăn đặc sắc của Lào phục vụ người dân đi hội và khách du lịch.

Bản thân tôi là một du khách, tôi cảm nhận đây là một trong những sự kiện hấp dẫn nhất khi viếng thăm nước Lào để hiểu hơn về văn hóa Lào. Và nếu để nói về văn hóa Lào thì tôi cho rằng chỉ cần xem những gì đang diễn ra ở Thạt Luổng là đã có thể hiểu về văn hóa của đất nước này.

Trong tâm linh của mỗi người dân Lào luôn sáng bừng lên ngọn lửa vàng cuồng nhiệt mà Thạt Luổng đã đốt lên trong đêm hội, để nhớ về những chứng tích hào hùng xa xưa của tổ tiên. Thạt Luổng sẽ mãi là biểu tượng của chiến thắng, mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của dân tộc Lào.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

 

 

 

 

 

Bình luận (0)