Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thầy giáo sáng tạo vì học trò

Tạp Chí Giáo Dục

Thương hc trò vùng cao quanh năm phi dùng nưc lnh dưi cái rét but da, thy Vũ Xuân Quế – Hiu trưng Trưng THCS-THPT Bát Xát (tnh Lào Cai) đã chế to ra h thng nưc nóng công sut ln đ phc v hc sinh. Đến nay, đã có hơn 60 trưng hc các tnh min núi phía Bc đã đưa công ngh này vào trưng hc phc v hc sinh và giáo viên…


Thy Vũ Xuân Quế (th 2 t trái sang) trong l khánh thành h thng nưc nóng cho mt trưng h Lào Cai

1.Tầm 5 giờ chiều, Trường THCS-THPT Bát Xát (Lào Cai) – nơi cách mực nước biển 2.000m thời tiết lạnh buốt. Các học sinh nhà trường vui vẻ chia thành từng tốp để tắm rửa, sau một ngày học tập. Thầy giáo Vũ Xuân Quế đứng nhìn theo bước chân học trò, gương mặt giãn ra đầy phấn khởi. “Bây giờ, không chỉ học sinh của nhà trường mà các em ở 60 trường khắp các tỉnh miền núi phía Bắc đều đã được sử dụng nước nóng bằng hệ thống công suất lớn này. Nhìn học trò không phải đi kiếm củi, ngồi đun từng nồi nước nhỏ trên bếp lửa, tôi vui lắm, bớt đi được một niềm trăn trở”, thầy Quế tâm sự.

 Quê ở Thái Bình, tốt nghiệp ĐH Sư phạm Thái Nguyên, thầy Quế về giảng dạy môn vật lý tại một trường học ở tỉnh Quảng Ninh. Năm 2009, cơ duyên đưa thầy Quế ngược lên miền núi phía Bắc mà theo thầy là “đi theo tiếng gọi của tình yêu”. Dừng chân ở Trường THCS-THPT Bát Xát gần 5 năm trước, thầy Quế luôn trăn trở trước vất vả của học trò ở nơi đây. “Ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển, mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp. Nhiều hôm, mình thắt lòng khi thấy các em học sinh lập cập đi kiếm củi, ngồi đun từng nồi nước nhỏ để tắm rửa. Việc này khiến các em phải mất rất nhiều thời gian, quỹ thời gian dành cho học tập ít lại. Nhiều em cũng vì vất vả quá nên nản lòng mà nghỉ học giữa chừng. Không chỉ học trò mới vất vả trong việc tắm rửa giữa tiết trời lạnh giá mà cả giáo viên, nhân viên cũng vậy”, thầy Quế kể.

2.Năm 2019, bất chợt thầy Quế nhớ đến cách vùi cám lợn ngày xưa ở quê. Dù hồi ấy chỉ cần một lượng trấu rất nhỏ nhưng sau một đêm, nồi cám lợn được vùi trong đống trấu đó vẫn chín nhừ và ấm nóng. 3 tháng sau, hệ thống nước nóng công suất lớn tới 4.000 lít được hình thành. Thầy Quế cho biết: “Cũng không dễ gì để thành công ngay lần đầu. Mình bỏ tiền túi ra mua các vật liệu cần thiết, vừa làm vừa nghiên cứu rồi thử nghiệm. Công đoạn nào chưa chạy êm thì phải làm lại cách khác. Nhiều đêm thức trắng để suy nghĩ thì mới hoàn thành được công trình tạm hoàn thiện để cung cấp nước nóng cho các em và giáo viên”.


Hc sinh Trưng THCS-THPT Bát Xát phn khi khi đưc dùng nưc nóng t sáng chế ca thy Quế

Theo thầy Quế, hệ thống nước nóng do thầy chế tạo có ba phần chính, gồm: Hệ thống bơm nước, hệ thống bếp ủ và hệ thống bình bảo ôn nước nóng. Nước được bơm một chiều từ bể lạnh qua các lõi nước của bếp ủ sẽ hấp thụ nhiệt và tạo nên nguồn nước nóng 60-700C. Nước nóng được dẫn đến bình bảo ôn và từ đó cung cấp cho học sinh sử dụng hằng ngày. Công trình được sử dụng công nghệ ủ giữ nhiệt, giúp hạn chế tối đa việc thất thoát nhiệt lượng khi đun bếp. Mặt khác, không cần có người trông coi trực tiếp quá trình đun nước và nước được đun nóng liên tục 24/24 giờ để đáp ứng nhu cầu của học sinh, giáo viên trong suốt ngày.

Qua thời gian, thầy Quế tiếp tục cải tiến từng bộ phận, cải tiến nhiều lần để hệ thống hiện đại hơn, cung cấp nhiều nước hơn. Lượng nước nóng mỗi ngày được nâng lên từ 6.000-8.000 lít. Trong khi đó, nhiên liệu được tận dụng từ vỏ trấu, mùn cưa… nên chi phí thấp. Với hệ thống đầu tư khoảng 25 triệu đồng, mỗi năm bảo trì khoảng 2 triệu đồng thì bình quân mỗi tháng nhà trường tiết kiệm được 3 đến 5 triệu tiền điện nếu phải dùng điện để đun nước nóng. “Ban đầu, tôi chỉ kỳ vọng hệ thống đảm bảo chia ca cho mỗi học sinh được tắm 2 lần/tuần vào mùa đông. Hiện tại, các em có thể tắm bất kỳ lúc nào”, thầy Quế nói.

3.Không chỉ phục vụ học sinh trong trường, thầy Quế còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí trực tiếp lắp đặt hệ thống nước nóng công suất cao này cho nhiều trường miền núi ở phía Bắc. Thầy Quế bảo, để học trò và giáo viên vùng cao bớt vất vả, thầy sẵn sàng chia sẻ sáng chế của mình. Còn nhớ năm trước, các thầy cô giáo từ Trường Dân tộc nội trú Mèo Vạc (Hà Giang) lặn lội tìm đến Bát Xát để tìm hiểu mô hình nước nóng. Thầy Quế không chỉ tận tình chia sẻ kinh nghiệm, đích thân hướng dẫn mà còn cử người đến tận nơi để giúp trường bạn lắp đặt hoàn thiện cho đến khi vận hành êm xuôi.

“Tôi rt vui vì có hàng ngàn hc sinh đã đưc dùng nưc nóng t sáng chế ca mình. Hin tôi đang nghiên cu và tiếp tc ci tiến mi ngày đ h thng hoàn thin nht, mang li li ích cho hc sinh và hưng đến cng đng giúp bà con vùng cao bt nhc nhn và m hơn trong nhng mùa đông rét but”, thy Vũ Xuân Quế – Hiu trưng Trưng THCS – THPT Bát Xát chia s.

Có nước nóng, việc học sinh bỏ học giữa chừng đã được hạn chế. Sức khỏe của học sinh cũng được đảm bảo hơn so với việc tắm nước suối đá lạnh hoặc phải nhọc nhằn đun bằng bếp củi. Nguồn tro từ trấu ủ nước nóng được tận dụng trồng rau xanh để cải thiện bữa ăn bán trú. Chất lượng học tập nhờ đó được nâng lên.

Tròn 14 năm đến với Lào Cai, thầy Quế nói, việc đến với vùng cao của thầy là cơ duyên. Cũng có thể là vì một lý do không thể khác nhưng ở lại với Bát Xát bây giờ là vì tình yêu và niềm thương mến dành cho học trò. Đồng hành để những bước chân tới trường của các em đỡ gập ghềnh hơn. “Tôi rất vui vì có hàng ngàn học sinh đã được dùng nước nóng từ sáng chế của mình. Hiện tôi đang nghiên cứu và tiếp tục cải tiến mỗi ngày để hệ thống hoàn thiện nhất, mang lại lợi ích cho học sinh và hướng đến cộng đồng giúp bà con vùng cao bớt nhọc nhằn và ấm hơn trong những mùa đông rét buốt”, thầy Quế chia sẻ.

Thiên Phúc

Bình luận (0)