Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Không lệ thuộc vào phương thức chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

Tng là mt trong nhng phương thc tuyn sinh đưc nhiu trưng ĐH s dng, song hin nay chng ch ngoi ng quc tế không còn đưc xem là li thế ca nhiu hc sinh. Các chuyên gia khuyên ngưi hc không nên l thuc vào mt phương thc xét tuyn nào mà cn xem xét nhiu phương thc phù hp đ m rng cơ hi trúng tuyn.


Theo nhiu chuyên gia, hc sinh không nên l thuc vào mt phương thc tuyn sinh nào mà phi tn dng các phương thc đ m rng cơ hi vào ĐH

Tình hung “d khóc, di”

Em Nguyễn Thu Hằng (học sinh lớp 12 Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) đầu tư học tiếng Anh để lấy chứng chỉ IELTS từ đầu năm học lớp 10 để “chắc suất” vào các trường ĐH lớn. Thu Hằng chia sẻ: “Hiện nay, nhiều trường ĐH lớn đang sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ là một trong những phương thức để xét tuyển vào ĐH. Nhiều trường ĐH thậm chí còn ưu tiên xét tuyển học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định. Em nghĩ đây là một lợi thế cho những bạn sớm đầu tư học tiếng Anh. Thay vì phải ôn luyện các tổ hợp thì em đầu tư sớm vào học chứng chỉ ngoại ngữ, vừa có một ngoại ngữ trong tay lại vừa có thể sử dụng để xét tuyển vào các trường ĐH lớn”.

Dù vậy, thời điểm đầu tháng 11-2022 khi Hội đồng Anh ra thông báo tạm hoãn các kỳ thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như chứng chỉ IELTS, Aptis ở Việt Nam, Thu Hằng và rất nhiều bạn bè đã rơi vào tình huống “dở khóc, dở cười”. “Khi đó em vô cùng lo lắng. Giả sử như việc tạm hoãn thi này kéo dài thì ảnh hưởng đến việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển vào các trường ĐH. Trong khi đó, cá nhân em lại không đầu tư nhiều vào các phương thức xét tuyển khác”, Thu Hằng cho biết.

Từ câu chuyện của mình, Thu Hằng cho rằng việc đầu tư học tiếng Anh để lấy chứng chỉ quốc tế là tốt, song người học không nên chủ quan mà cần đầu tư thêm vào các phương thức xét tuyển khác, tránh rơi vào thế bị động.

Tương tự, dù hiện nay kỳ thi lấy chứng chỉ IELTS đã được tổ chức trở lại, song em Văn Hội (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3) vẫn chưa hết “bàng hoàng” khi trước đó nhận được thông báo tạm hoãn kỳ thi. Bởi điều này đồng nghĩa với dự định sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để nộp vào các trường ĐH của em sẽ bị chững lại. “Thực sự khi đã bỏ nhiều thời gian, tiền bạc đầu tư học tiếng Anh với mục tiêu lấy chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH thì việc kỳ thi lấy chứng chỉ IELTS bị tạm dừng khi đó đã khiến em rất lo lắng. Nhiều bạn bè cũng như em, đầu tư học lấy chứng chỉ ngoại ngữ mà ít quan tâm đến các môn học khác, chỉ học ở mức bình thường nên cũng khá lo lắng. Hiện nay, dù kỳ thi đã được tổ chức lại nhưng để tránh rơi vào các tình huống bị động như trên, em khuyên các bạn học sinh nên xem xét sử dụng từ 2 phương thức xét tuyển trở lên, đừng quá phụ thuộc vào bất kỳ phương thức xét tuyển nào”, Văn Hội nói.

Không l thuc vào mt phương thc xét tuyn nào

Thầy Nguyễn Hùng Khương (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) cho hay, hàng năm tại trường cũng có một bộ phận học sinh sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để làm phương thức xét tuyển ĐH. Chứng chỉ ngoại ngữ được xem là lợi thế của học sinh trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Cụ thể, thầy Khương phân tích: Điểm thi tốt nghiệp THPT mấy năm gần đây đều ở mức cao, kéo theo đó điểm chuẩn vào ĐH với phương thức này ở các trường ĐH cũng khá cao. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp học sinh đạt 27 điểm vẫn trượt ĐH. Vì thế, nếu chỉ sử dụng phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH thì học sinh rất dễ bị động. “Hiện tại các trường ĐH đều sử dụng đa dạng phương thức xét tuyển. Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cũng chỉ là một trong những phương thức xét tuyển được sử dụng. Do vậy, tôi vẫn khuyên các em học sinh cần phải “bỏ túi” ít nhất 2 phương thức xét tuyển để có thể chủ động, tăng sức cạnh tranh và mở rộng cơ hội trúng tuyển vào trường ĐH, ngành học mà mình yêu thích”, thầy Khương lưu ý.

TP.HCM t chc li k thi chng ch ngoi ng quc tế

Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học (Sở GD-ĐT TP.HCM) vừa có thông báo về việc tổ chức lại các kỳ kiểm tra chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sau thời gian tạm dừng từ tháng 9-2022. Các bài kiểm tra được tổ chức lại bao gồm: Kỳ thi tiếng Anh Cambrige (Starters; Movers, Flyers); tiếng Anh TOEFL (Primary); tiếng Anh Pearson (PTE Young Learners). Bà Đặng Thị Thúy Ái (Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho hay, TP.HCM vừa hoàn thành việc tập huấn cho gần 300 cán bộ coi thi kiểm tra chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của việc tổ chức kỳ thi. Về cơ bản, quy trình và nghiệp vụ coi thi các bài kiểm tra tiếng Anh: Cambrige (Starters, Movers, Flyers); TOEFL (Primary); Pearson (PTE Young Learners) sẽ không thay đổi so với trước đây. Tuy nhiên, năm nay sau thời gian tạm dừng tổ chức từ tháng 9, trong đợt tập huấn vừa qua, TP.HCM đặt ra các yêu cầu cao hơn, siết chặt thêm về các yêu cầu nghiệp vụ, quy định coi thi, đặc biệt với thí sinh tham gia kỳ thi, kỳ kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ, nhằm giúp các kỳ thi, kỳ kiểm tra được nghiêm túc, khách quan, an toàn nhất. “Sau buổi tập huấn, để được chính thức tham gia coi thi, cán bộ coi thi phải hoàn thành bài kiểm tra nghiệp vụ coi thi. Bài kiểm tra được thiết kế thành nhiều mã đề khác nhau, đảm bảo đội ngũ nắm vững nghiệp vụ, hạn chế thấp nhất sai sót trong quá trình tổ chức kỳ thi, kỳ kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ”, bà Đặng Thị Thúy Ái cho biết thêm.

Y.Hoa

“Không quá lệ thuộc vào một phương thức xét tuyển nào” cũng là lời khuyên được nhiều chuyên gia nhắn nhủ đến các em học sinh từ câu chuyện kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế bị tạm dừng vừa qua. Theo nhiều chuyên gia, việc học sinh vạch rõ mục tiêu để phấn đấu như cách ôn luyện lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là điều đáng mừng, song các em không nên quá phụ thuộc, ỷ lại vào chứng chỉ ngoại ngữ. Trong nhiều trường hợp, chứng chỉ ngoại ngữ không còn được xem là tấm giấy thông hành để các em vào ĐH. “Để tăng cơ hội vào ĐH, vào ngành học yêu thích thì học sinh không nên lệ thuộc vào bất kỳ một phương thức xét tuyển nào. Khi các trường ĐH đa dạng phương thức xét tuyển đồng nghĩa với việc mở rộng cơ hội trúng tuyển cho tất cả học sinh. Vì thế, các em cần tận dụng các cơ hội, tìm hiểu nghiên cứu nhiều phương thức xét tuyển để lựa chọn phương thức phù hợp. Điều quan trọng nhất là các em học sinh cần định vị được bản thân, biết mình có thế mạnh, tính cách, năng lực, sở trường ra sao để lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp cũng như chọn được ngành học, trường học phù hợp”, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết.

Bài, ảnh: Đ.Yến

Bình luận (0)