Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Phụ huynh – học sinh cần chuẩn bị nhiều “kịch bản” sau THCS

Tạp Chí Giáo Dục

Hàng ngàn hc sinh lp 9 ti qun 12, huyn Hóc Môn, Bình Chánh đã đưc cung cp và làm rõ thêm các thông tin, hưng đi sau THCS đ hc sinh có la chn thích hp nht sau tt nghip THCS.


Chuyên gia tư vn gii đáp thc mc cho hc sinh

Gii đáp nhiu băn khoăn

Trong ngày hội, nhiều học sinh quan tâm về môi trường giáo dục tại Trường THCS – THPT Trần Cao Vân. Thạc sĩ Huỳnh Kim Tuấn – Hiệu trưởng nhà trường thông tin, nhà trường hiện có 5 cơ sở ở các quận Tân Phú, Gò Vấp và quận 12. Các cơ sở đều khang trang, cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng với đầy đủ tiện nghi máy lạnh, máy chiếu, camera, sân chơi, phòng tập gym, hồ bơi. Nhà trường có 4 chế độ học tập: học 2 buổi/ngày; học bán trú (trưa ăn cơm, ngủ trưa tại trường); bán nội trú (ăn cơm tối tại trường và học đến 8 giờ tối sẽ trở về nhà); nội trú.

“Quy mô của trường là hơn 5.000 học sinh thì hơn 1.000 học sinh nội trú tại trường. Mỗi năm trường tuyển khoảng 1.900 học sinh lớp 10. Năm nay dự kiến tuyển 2.000 học sinh lớp 10. Hàng năm tỷ lệ tốt nghiệp THPT của trường là 100%, tỷ lệ đậu đại học công lập là khoảng 70%, còn lại là các trường đại học tư thục, cao đẳng” – thạc sĩ Tuấn nói thêm.

Trước câu hỏi của học sinh rằng sau THCS muốn học nghề điều dưỡng thì sẽ học tại đâu?, ông Nguyễn Quốc Cường (chuyên gia hướng nghiệp tuyển sinh) chia sẻ: Hiện nay các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM đào tạo khoảng 800 ngành học khác nhau, bao gồm nhiều ngành như bán hàng, y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, logistics… Đây là hướng để các em tham khảo. Chuyên gia này nêu rõ, một hướng đi sau THCS mà học sinh cần tham khảo đó là học trung cấp, dạy nghề và cao đẳng nghề. Trong quá trình học nghề vẫn sẽ phải học các môn văn hóa. Nếu học 4 môn văn hóa thì khoảng sau 2,5 năm sẽ được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành kiến thức văn hóa và giấy chứng nhận đủ điều kiện để xét tuyển lên các trường cao đẳng; Nếu học 7 môn văn hóa cùng các ngành học lựa chọn, sau khi tốt nghiệp trong thời gian khoảng 3 năm thì sẽ thi tốt nghiệp, được cấp bằng trung cấp nghề và bằng tốt nghiệp THPT.

“Trong quá trình học nghề, tất cả các ngành nghề đào tạo học sinh sẽ được học hoàn toàn miễn phí. Trong thời gian từ 2,5 năm đến 3 năm, nếu các em muốn hội nhập thị trường lao động thì có thể đi làm, trong quá trình đó có thể học liên thông lên cao đẳng, đại học” – ông Cường cho hay.

Hc khá gii vn chn hc ngh

Đưa học sinh qua ngày hội tư vấn, cô Huỳnh Thị Liên – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu (quận 12) đánh giá ngày hội cung cấp cho học sinh những thông tin hữu ích về phân luồng, hướng nghiệp. Đặt trong bối cảnh thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT và những điều chỉnh của TP.HCM trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm 2024, theo cô Liên ngày hội tư vấn càng có nhiều ý nghĩa.

Cô cho biết, mỗi năm trường có hơn 600 học sinh khối 9. Tỷ lệ học sinh chủ động chọn các hướng đi khác, không tham gia thi tuyển sinh vào lớp 10 trung bình khoảng 10%. Trong đó, nhiều học sinh có lực học khá, giỏi nhưng vẫn chủ động không tham gia thi tuyển sinh vào lớp 10 mà chọn học trường trung cấp, nghề, chọn trường ngoài công lập để theo học do yêu thích môi trường học tập ở đó.

“Để đạt được kết quả này thì không chỉ là việc tư vấn của giáo viên chủ nhiệm, nhà trường mà còn cần đến vai trò tư vấn của các trường nghề, trường trung cấp, trường ngoài công lập, giúp các em thấy được lợi ích của việc lựa chọn học này. Hàng năm trường đều đưa học sinh đến trường trung cấp, để các em tham khảo, thấy được điều kiện của trường, hoạt động của trường, thấy việc học vừa thoải mái. Vì thế, việc tạo cơ hội cho học sinh được trực tiếp đến tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu sâu về môi trường giáo dục của các trường ngoài công lập, trường nghề là hết sức cần thiết” – cô Huỳnh Thị Liên nhấn mạnh.

Trong khi đó, cô Lê Thị Ngọc Diệp – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Ảnh Thủ (quận 12) nhìn nhận, chương trình đã cung cấp cho học sinh những thông tin hữu ích về hệ thống trường lớp, những hướng đi sau THCS để có lựa chọn phù hợp nhất.


H
c sinh đt câu hi trong chương trình

Theo cô Diệp, chọn nguyện vọng trường THPT theo Chương trình GDPT 2018 học sinh cần đánh giá được đúng năng lực học tập của mình, nhìn được định hướng nghề nghiệp của bản thân sau khi tốt nghiệp THPT. Có nhiều em lựa chọn sai chỉ chọn theo cảm tính mình thích nghề đó, chọn nhóm môn học đó, sau khi lên lớp 11 lại thay đổi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình học của học sinh. Tuy nhiên, phụ huynh thường nhìn trường để chọn cho con chứ không nhìn sức học của con để lựa chọn trường. Thường phụ huynh hay nhìn sức học của con mình cao hơn thực tế…

“Khi đăng ký nguyện vọng, nhiều trường hợp học sinh, phụ huynh không nhìn vào lực học của con em mình. Có khi thấy nhà ở gần trường, muốn con vào học gần trường đó nhưng sức học của con mình chưa tới. Khi giáo viên chủ nhiệm tư vấn thì có phụ huynh hài lòng nhưng cũng có những phụ huynh không hài lòng. Thậm chí, nhiều học sinh thuộc diện hòa nhập, giáo viên định hướng chọn những trường vừa với sức học của mình nhưng các em lại chọn những trường ở tốp trên… Như vậy, khi được tuyển thẳng vào trường sẽ rất khó theo học” – cô Diệp nêu ví dụ.

Chun b nhiu kch bn sau THCS

Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A khuyên học sinh hãy chuẩn bị cho mình nhiều kịch bản, phương án sau THCS để có tâm thế vững vàng, không bị động. Rằng, nếu rớt các nguyện vọng thì hướng đi tiếp theo sẽ là gì, học trường THPT tư thục hay GDTX, trường nghề.

“Khi chuẩn bị phương án cần lưu ý rằng nếu không vào được công lập thì nên chọn một con đường phát triển bản thân, tối thiểu phải tham gia đào tạo nghề nghiệp một cách chính quy trước khi có việc làm. Bởi vì các bạn không thể bán sức lao động một cách đơn thuần vì nghề nghiệp là câu chuyện cả đời, phải hiểu rằng nếu chỉ có sức mà không có “bảo chứng” rằng mình được đào tạo thì trong 30 năm nữa các bạn sẽ bị đào thải ra khỏi thị trường lao động” – TS. Tô Nhi A khuyên.

Theo chuyên gia này, học sinh cần tự xác định bản thân mình cho rõ, từ sức học cho đến điều kiện kinh tế gia đình, cho đến vị trí địa lý, hoàn cảnh gia đình để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất, được sự đồng hành ủng hộ của ba mẹ. Tuyệt đối không lựa chọn theo bạn bè. Lý do mình lựa chọn mà không được phụ huynh đồng hành là vì ba mẹ không có cơ sở để tin tưởng các bạn. Do vậy, hãy chọn một cách có cơ sở. Biết lực học của bản thân, biết điểm chuẩn của trường hàng năm, khoảng cách từ nhà đến trường bao xa, học phí của trường là bao nhiêu. Những thắc mắc cần tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm.

Đ Yến

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)