Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Tiêm vắc-xin cho gia cầm, chó mèo thấp: Người dân “lãnh hậu quả”

Tạp Chí Giáo Dục

T đu năm 2024 đến nay, cc ghi nhn 27 ca t vong do bnh di, 1 ca t vong do  cúm A/H5N1. Mt trong nhng nguyên nhân chính dn đến hu qu này là do t l tiêm phòng trên đàn gia cm và chó mèo c ta còn thp…


Ngưi nuôi chó, mèo cn đưa vt nuôi đi tiêm vc-xin đ phòng nga bnh di

75% bnh nguy him lây t đng vt sang ngưi

Theo báo cáo của Bộ Y tế, 75% dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi là các bệnh lây truyền từ động vật sang người hoặc có nguồn gốc gen từ bệnh của động vật. Việt Nam là một trong những điểm nóng về dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, như: A/H5N1, SARS, dại, than, dịch hạch, ký sinh trùng…

“Tại Việt Nam, xác định 5 bệnh lây truyền từ động vật sang người ưu tiên: Cúm gia cầm độc lực cao, dại, than, liên cầu lợn và xoắn khuẩn vàng da. Trong đó, với cúm A/H5N1, sau 8 năm (kể từ năm 2014) không ghi nhận ca mắc mới, trong tháng 8-2022 và tháng 3-2024 đã ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc mới, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Đối với bệnh dại, đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch có số tử vong trên người cao. Riêng tại Việt Nam, năm 2023 có 347 ca bệnh dại trên động vật (tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2022) tại 31 tỉnh, thành phố (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2022), nhiều nhất tại tỉnh Phú Thọ (54 ca), Quảng Ninh (38 ca) và Cà Mau (41 ca). Từ đầu năm đến nay ghi nhận 16/63 tỉnh có ca bệnh dại trên người, miền Trung ghi nhận số ca cao nhất – 9 ca. Trong 3 tháng vừa qua đã phát hiện 56 ổ dịch dại trên chó, mèo tại 25 tỉnh, thành phố. Từ đầu năm 2024, số ca mắc tiếp tục gia tăng với 27 trường hợp tử vong do dại, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 170%…”, ông Hoàng Minh Đức – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế – nhấn mạnh.

“Tính từ năm 2013 đến nay, cả nước có 887 ca tử vong vì bệnh dại. Không có nước nào chết vì bệnh dại nhiều như Việt Nam”, ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – khẳng định.

Một trong số 27 trường hợp tử vong vì bệnh dại trong 3 tháng đầu năm 2024 là ông T.T.H. (57 tuổi, chủ quán thịt chó ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau). Theo đó, ngày 8-2, ông H. có biểu hiện mệt mỏi, sốt, run, tự mua thuốc uống nhưng không giảm. Đến ngày 10-2, người nhà thấy tình trạng bệnh nặng hơn nên đưa ông H. đến Bệnh viện Đa khoa Cà Mau. Tại đây, ông H. được chẩn đoán mắc bệnh dại. Khoảng 16 giờ ngày 11-2, người nhà xin chuyển ông H. lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Ông H. cũng được chẩn đoán mắc bệnh dại. Bệnh viện đã giải thích cho người nhà về tình trạng bệnh của ông H. nên người nhà xin đưa ông H. về. Đến 13 giờ 40 ngày 12-2, ông H. tử vong tại nhà.

Trước đó khoảng 5 tháng, ông H. mua chó của người bán dạo đem về giết mổ, không may bị chó cắn, nhưng ông không đi tiêm phòng bệnh dại.

Trường hợp tử vong do cúm A/H5N1 là một bệnh nhân nam 21 tuổi (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa). Ngày 11-3, người này xuất hiện triệu chứng sốt, ho và tự điều trị nhưng không giảm. Ngày 16 và 17-3, bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế Ninh Hòa. Sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa điều trị và được chẩn đoán viêm phổi. 

Đến ngày 19-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân để xét nghiệm. Theo kết quả xác định bệnh nhân dương tính với cúm A/H5N1. Ngày 23-3, bệnh nhân tử vong. Điều tra dịch tễ cho thấy, vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán 2024, bệnh nhân có đi bẫy chim hoang dã ở gần khu vực sinh sống.

Cung cp vc-xin di cho ngưi dân vùng sâu vùng xa

Ông Long cho biết, theo thống kê, Việt Nam có hơn 4,9 triệu hộ nuôi chó, mèo. Với tổng đàn chó, mèo lên tới 7,6 triệu con. Mặc dù vắc-xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo luôn được cung ứng đầy đủ nhưng tỷ lệ tiêm phòng rất thấp.

“Để đảm bảo phòng dịch, tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên đàn chó, mèo phải đạt trên 80%. Tuy nhiên, hiện nay có địa phương tỷ lệ này chỉ đạt 10%”, ông Long nhấn mạnh.

Cụ thể, trong năm 2023, tỷ lệ tiêm phòng trung bình trên cả nước đạt 58% tổng đàn chó, mèo. Trong đó, 22 địa phương (34,92%), đạt từ trên 70% tổng đàn; 20 địa phương (31,74%), đạt từ 50 đến dưới 70% tổng đàn; 21 địa phương (33,33%), đạt dưới 50% tổng đàn, đặc biệt có 7 tỉnh Bình Định, Cà Mau, Cao Bằng, Gia Lai, Hà Giang, Hậu Giang, Quảng Nam có tỷ lệ tiêm phòng dưới 20%. Năm 2024, 19 tỉnh đã triển khai công tác tiêm phòng bệnh dại. Tổng số chó mèo được tiêm phòng là trên 554.000 con. Tỷ lệ tiêm phòng đạt trung bình 30% tổng đàn của các địa phương này.

Để kiểm soát bệnh dại nói riêng và dịch bệnh lây truyền từ động vật nói chung, ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – nhấn mạnh, không thể “mất bò mới lo làm chuồng”, các địa phương cần bố trí đầy đủ trang thiết bị, vắc-xin, hóa chất, các điểm tiêm phòng…

Bà Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế – cho biết, ngành y tế có đội ngũ cộng tác viên là nhân viên y tế thôn bản và các nhân viên y tế xã đem theo những chiếc túi bảo quản vắc-xin để đến tận nhà người dân tiêm vắc-xin. Đây là điểm mạnh cần phát huy không chỉ trong chương trình tiêm chủng mở rộng mà cả tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.

Bà Hương đề nghị Giám đốc Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh có kế hoạch trình HĐND để mua vắc-xin dại cung cấp cho người dân ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn…

“Cần tăng cường các điểm tiêm, đặc biệt là các tỉnh có địa bàn rộng, vùng sâu vùng xa để hỗ trợ cho người dân. Tăng cường sự phối hợp giữa ngành y tế và ngành nông nghiệp đối với việc phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người; ngoài bệnh dại và cúm gia cầm thì còn rất nhiều bệnh nguy cơ khác”, bà Hương nhấn mạnh.

Ngc Hà

Bình luận (0)