Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Bắt nạt học đường… trên mạng

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, hành vi bt nt hc đưng trên mng đang ngày càng gia tăng khi t l hc sinh s dng mng xã hi ngày càng nhiu, đc bit là trong môi trưng dy và hc trc tuyến.


S kết ni gia thy – trò s giúp hn chế và đy lùi tình trng bt nt hc đưng trên mng (nh mang tính cht minh ha)

Gia tăng sự kết nối với học sinh qua môi trường mạng là cách để thầy cô tiệm cận với học sinh, gắn kết tình cảm bạn bè, thầy trò, đẩy lùi hành vi bắt nạt trên mạng.

Lp Fanpage đ… ty chay

Hai năm nay, cô Mai Thu Thủy (giáo viên chủ nhiệm lớp 8 của một trường THCS tại TP.Thủ Đức) vẫn chưa quên câu chuyện về một học sinh là nạn nhân của… hành vi bắt nạt trên mạng. Với cô Thủy, câu chuyện này là một bài học để cô thay đổi, tiệm cận hơn với học sinh. “Đó là một cô học sinh rất dễ thương, học giỏi được rất nhiều thầy cô yêu mến. Gia đình em cũng có điều kiện nên em luôn nổi bật trong lớp học. Trong lớp tôi chủ nhiệm năm đó có một nhóm học sinh rất… cá biệt, luôn tỏ ra không thích em học sinh kia. Nhóm này lập hẳn một Fanpage để tẩy chay em học sinh này, khiến em ấy có ý định muốn bỏ học. Cũng may là em tìm đến giáo viên chủ nhiệm để chia sẻ và tôi đã vào cuộc kịp thời, lắng nghe, tháo gỡ gút mắc với các em”, cô Thủy chia sẻ.

Theo cô Thủy, tình trạng bắt nạt học đường trên mạng tiềm ẩn chính từ các hành vi bạo lực học đường. Bất kỳ học sinh nào cũng có thể trở thành nạn nhân của tình trạng này. Khi rơi vào trường hợp này, các em sẽ rất lạc lõng, thường muốn thu mình lại, nếu không có sự can thiệp kịp thời thì rất nguy hiểm. Điều quan trọng là từ phía giáo viên phải tạo được sự tin tưởng, kết nối gần gũi để khi gặp vấn đề, các em sẽ tìm đến với mình. “Sau trường hợp của em học sinh đó, tôi đã sử dụng mạng xã hội như một kênh để kết nối, làm bạn với học sinh. Ngôn ngữ tôi chia sẻ trên mạng với các em cũng “teen” vì lứa tuổi các em còn nhỏ. Từ chính sự tiệm cận này mà rất nhiều mâu thuẫn, vấn đề học đường đã được giải quyết, tình cảm bạn bè, cô trò cũng thêm gắn kết ngay cả khi không đến trường học trực tiếp”, cô Thủy đúc kết.

Cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM) chia sẻ, tỷ lệ học sinh sử dụng mạng xã hội hiện nay là rất lớn, nhất là trong bối cảnh dạy học trực tuyến. Đây là kênh các em giao lưu, tương tác, kết nối với bạn bè, thầy cô. Mặt trái của mạng xã hội là mạng ảo nhưng hậu quả lại rất thực. Nhiều học sinh nghĩ rằng việc tương tác trên mạng xã hội không có giá trị như tương tác thực vì chỉ là môi trường trên mạng. Tuy nhiên, đôi khi chỉ là một lời bông đùa, một cái click chuột cũng có thể khiến mâu thuẫn học đường phát sinh.

“Bên cạnh các buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề thường xuyên về cách sử dụng mạng xã hội, về tình bạn đẹp trong nhà trường, trường luôn khuyến khích thầy cô sử dụng mạng xã hội để kết nối với học sinh, đặc biệt là khi dạy học trực tuyến. Mọi kênh kết nối tương tác đều phải làm bạn với học sinh, để không chỉ nắm bắt kịp thời những mâu thuẫn, hành vi của các em trên mạng xã hội mà còn là kênh để các em tìm đến chia sẻ. Phòng tư vấn tâm lý của nhà trường trong bối cảnh dịch Covid-19 cũng được dịch chuyển sang phòng tư vấn ảo, lắng nghe các em chia sẻ mọi lúc mọi nơi”, cô Trang cho biết.

Không “tiếng bc ném qua, tiếng chì ném li”

Là giáo viên tư vấn tâm lý của một trường THPT, cô M.H (xin giấu tên) thừa nhận, câu chuyện học sinh sử dụng mạng xã hội để bắt nạt nhau hiện nay là rất phổ biến. Đa phần là chê bai về ngoại hình, mâu thuẫn trong tình cảm bạn bè, điểm số, mức độ yêu mến, so bì về hoàn cảnh… Đa số nhóm học sinh yếu thế như có mức độ được yêu mến thấp, có sự khác biệt nào đó về ngoại hình hoặc hoàn cảnh gia đình; nhóm học sinh đặc biệt như học giỏi, nổi trội về ngoại hình, điểm số… sẽ trở thành mục tiêu của tình trạng bắt nạt học đường. “Có những câu chuyện sẽ dừng lại khi người bị bắt nạt tìm đến sự trợ giúp của người lớn. Thế nhưng, có nhiều câu chuyện lại bị đẩy đi rất xa khi chính các em hành xử chưa đúng đắn, cả hai bên cùng mang tâm lý “hơn thua” nhau. Việc im lặng sẽ càng làm cho hành vi bắt nạt leo thang nhưng nếu đối diện không đúng mực cũng sẽ làm hành vi này gia tăng”, cô M.H nói.

ThS. Võ Minh Thành (giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhìn nhận, bắt nạt trên mạng là một hình thức mới của bạo lực học đường. Tình trạng này gia tăng khi tỷ lệ sử dụng các ứng dụng về công nghệ, mạng xã hội trong giới học sinh đang ngày càng cao.

Bắt nạt trên mạng là các hành vi phán xét, phỉ báng, đe dọa, gây rắc rối, làm tổn thương cho người khác về cả thể chất lẫn tinh thần, sức khỏe thông qua các phương tiện internet. Các hành vi bắt nạt có thể kể đến như tẩy chay, cô lập một ai đó trên mạng xã hội; lăng mạ, xỉ nhục, xúc phạm bằng cách đăng tải các thông tin không chính xác, chế các hình ảnh mang tính bôi nhọ người khác; sử dụng tài khoản ảo để xúc phạm, đe dọa, hack nick chiếm lấy tài khoản để phục vụ mục đích không đúng… “Các trang mạng xã hội, ứng dụng công nghệ mang lại rất nhiều hiệu quả về việc kết nối, học hành. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng thì mỗi người, nhất là đối tượng học sinh rất dễ trở thành nạn nhân của tình trạng bắt nạt trên mạng”, ThS. Thành nói.

Chuyên gia này nhận định, hành vi bắt nạt trên mạng đôi khi có thể đến chỉ từ một bình luận mang tính chê bai về ngoại hình hoặc thậm chí là một bình luận vô tình, hay là một cái like… dạo. Việc “tiếng bấc ném qua, tiếng chì ném lại”, đáp trả sự bắt nạt bằng một hành vi tương tự cũng sẽ làm gia tăng thêm mức độ của hành vi này.

Đặc biệt, ThS. Thành đánh giá, các hành vi bắt nạt trên mạng của học sinh thường xuất phát từ những mâu thuẫn trong đời thực do những mâu thuẫn về tình bạn học đường nhưng thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc. Cốt lõi của vấn đề, ThS. Thành cho rằng các em học sinh hãy xây dựng tình bạn đẹp bằng cách kết nối, hỗ trợ bạn bè từ chính mạng xã hội. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, Đoàn trường, chia sẻ thông tin tích cực, like và bình luận có trách nhiệm… là cách chung tay đẩy lùi nạn bắt nạt trên mạng.

Tuy nhiên, khi rơi vào tình trạng bắt nạt trên mạng như bị xúc phạm, phỉ báng, bêu xấu, tấn công tin nhắn dồn dập…, ThS. Thành nhấn mạnh, các em học sinh cần phải đối diện, không nên né tránh, tìm hiểu nguyên nhân, tìm sự trợ giúp của gia đình, thầy cô, bạn bè. “Để hạn chế tình trạng bắt nạt trên mạng, các em học sinh cần phải nắm chắc kiến thức về công nghệ cũng như các ứng dụng công nghệ mà mình đang sử dụng, trước hết để bảo mật thông tin cá nhân, tránh để kẻ xấu đánh cắp, lợi dụng vào mục đích xấu, nhất là phải có mục tiêu khi sử dụng mạng xã hội. Hãy sử dụng mạng xã hội chứ đừng để “mạng xã hội sử dụng mình””, ThS. Thành nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)