Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khởi nghiệp từ sàn giao dịch… đồ cũ

Tạp Chí Giáo Dục

Gii pháp giúp thanh lý nhanh t đ cũ do mt nhóm sinh viên Trưng ĐH Văn Lang thc hin va đot gii nht cuc thi “Ý tưng khi nghip – Ra khơi 20” do trưng này phi hp vi Vưn ươm Doanh nghip công ngh cao t chc.


Nhóm thc hin d án “Gii phóng t đ ch vi mt chm”

Dự án chính là một sàn giao dịch thời trang cũ trực tuyến có tên “Giải phóng tủ đồ chỉ với một chạm” do nhóm sinh viên khoa Quản trị kinh doanh triển khai, gồm: Nguyễn Thị Ngọc Ngà, Bành Gia Bảo, Huỳnh Lê Anh Khôi, Hoàng Thị Ngọc Quỳnh, Đặng Thị Nguyệt Như.

“Gii phóng” t đ ch trong mt cú chm

Nguyễn Thị Ngọc Ngà (nhóm trưởng) cho biết vốn yêu thích thời trang nên có những lúc tủ đồ của em rơi vào tình trạng “quá tải”. Liên tưởng đến nhiều người cùng có nguyện vọng “giải phóng” một cách hữu ích tủ đồ, Ngà cùng một người bạn lập nhóm bán đồ đã qua sử dụng, thật bất ngờ nhóm đã thu hút tới 56 ngàn thành viên. Điều này thôi thúc Ngà tìm hiểu sâu hơn về thị trường thời trang cũ, qua đó nhận ra được sức hút tiềm năng. Ý tưởng lập ứng dụng “Sàn giao dịch thời trang cũ”, nơi giao dịch giữa những người muốn bán và cần mua ra đời từ đây. Những sản phẩm quần áo, giày dép, túi xách, nón… đều được cho phép mua bán tại ứng dụng.

Để thực hiện dự án khởi nghiệp và đi thi, nhóm của Ngà đã khảo sát ngẫu nhiên 500 sinh viên tại các trường trên địa bàn TP.HCM, kết quả cho thấy, đến 80% sinh viên từng và đang mua thời trang cũ. Xu hướng thời trang cũ hiện đang phổ biến trên nền tảng chia sẻ video TikTok – 2021. Với ứng dụng mobile này, người dùng được mua, bán, đấu giá các sản phẩm thời trang cũ một cách tiện lợi, nhanh chóng. Cụ thể, người mua sẽ thực hiện các thao tác quen thuộc khi mua hàng trực tuyến như: Tìm kiếm, thêm vào giỏ, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng và đánh giá. Bên cạnh đó còn có các phiếu mua hàng, ưu đãi hấp dẫn cho người sử dụng. Ngoài ra, họ còn có thể tham gia đấu giá trên ứng dụng. Còn người bán sẽ có 2 sự lựa chọn là bán trực tiếp (chọn hình ảnh, mô tả sản phẩm, nhập mức giá của sản phẩm) hoặc đấu giá (đăng tải hình ảnh, mô tả sản phẩm, nhập mức giá thấp nhất và cao nhất, chọn thời gian đấu giá, theo dõi quá trình đấu giá, bán được sản phẩm).

Ứng dụng mang đến người dùng các trải nghiệm như “giải phóng” tủ đồ chỉ với một cú chạm; giao hàng nhanh chóng trong 4 giờ; mang đến cho khách hàng trải nghiệm an toàn, uy tín; đảm bảo độ chính xác về giá, hình ảnh rõ nét về tình trạng sản phẩm; có những chính sách đổi trả trong 24 giờ mang đến sự tin tưởng cho người sử dụng. “Mô hình này giúp nhiều cá nhân có thể tham gia vào quá trình mua, bán, đấu giá ngay trên ứng dụng. Sau khi tải, đăng ký và đăng nhập, người dùng có thể tìm mua trực tiếp hoặc tham gia đấu giá để sở hữu những món thời trang cũ đẹp, hiếm, hời. Ngoài ra, người dùng có thể tự lập ra tủ đồ riêng để đăng bán, đấu giá các sản phẩm thời trang cũ mình hiện có”, Huỳnh Lê Anh Khôi (thành viên nhóm) nói. Thông qua đấu giá, việc có thể sở hữu một sản phẩm thời trang hiếm trên thị trường, “hot” về xu hướng hoặc hời khi mua được mức giá tốt sẽ thu hút người tham gia đấu giá cũng như lượt truy cập trải nghiệm ứng dụng.

TRÊN 100 SINH VIÊN THAM GIA CUC THI

Khởi động từ tháng 3-2021, cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp – Ra khơi 20” nhận được sự hưởng ứng của đông đảo sinh viên các trường ĐH, học viện trên địa bàn TP.HCM với 30 đội thi (106 sinh viên). Ngoài giải nhất nói trên, ban tổ chức còn trao giải nhì cho nhóm dự án “Website và app dịch vụ kết nối người thuê và cho cho thuê trang phục dress up yourself”; giải ba với dự án “Sản phẩm đồ gia dụng từ bã cà phê”… Theo PGS. TS Trần Thị Mỹ Diệu (Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang), cuộc thi này đã đem đến cho sinh viên trải nghiệm từ ý tưởng đến hoàn thiện dự án, biết cách xây dựng kế hoạch và chiến lược, mô hình kinh doanh, kết nối với doanh nghiệp, thử thách gọi vốn. Tất cả đều là những hành trang quý cho các em trong công việc, khởi nghiệp sau này.


82% sinh viên đưc kho sát đng ý ti và giao dch trên app này

Ứng dụng còn có thể giúp ích cho cộng đồng nhờ mang lại lợi nhuận; hạn chế được lượng rác thời trang bị thải ra môi trường; thỏa mãn nhu cầu thời trang của sinh viên; giải quyết việc làm cho các bạn trẻ muốn kinh doanh trực tuyến và có thêm lợi ích tiết kiệm về kinh tế cho sinh viên khi các em bán được quần áo cũ của mình.

Sinh viên đưc mua, bán trc tuyến

Hiện tại, khi sử dụng, dự kiến với mỗi giao dịch thành công, người bán sẽ chịu thu phí 2.000 đồng và số tiền này được thu trong giá bán sản phẩm. Ngoài ra, nếu người bán muốn quảng cáo, đề xuất tủ đồ hay sản phẩm của mình, họ sẽ được thu phí tùy theo mức tiếp cận và thời gian quảng cáo. Vì mua bán trực tuyến, lại là sản phẩm thời trang đã qua sử dụng, nhóm cũng nghĩ đến hướng kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa. Cụ thể, nhóm yêu cầu hình ảnh đăng tải phải rõ nét, hiển thị tình trạng sản phẩm (100%, 99%, 98%…) để người dùng dễ dàng thao tác trong quá trình tìm kiếm. Bên cạnh đó cho phép chat trực tiếp để người bán có thể chụp thêm ảnh gửi theo yêu cầu người mua; cho phép người mua báo cáo, đánh giá, phản hồi về sản phẩm cũng như về người bán (ứng dụng này sẽ dựa vào báo cáo, xem xét đổi trả và xử lý các trường hợp vi phạm bằng cách khóa tài khoản); cho phép kiểm hàng trước khi nhận. “Mặc dù vậy, nền tảng ban đầu vẫn không dễ kiểm soát, dựa theo góp ý từ nhiều thầy cô và các anh chị sinh viên khác, ứng dụng có thể tính toán đến việc nạp tiền, kiểm tra hàng trước khi thanh toán, nếu hàng kém chất lượng thì sẽ có khoản tiền phạt, trừ trực tiếp vào tiền đã nạp”, Nguyễn Thị Ngọc Ngà nhấn mạnh.

Trước hết, ứng dụng của nhóm sẽ xây dựng và phát triển dựa trên phân khúc khách hàng là sinh viên tại TP.HCM, vì có đến 82% sinh viên ở cuộc khảo sát đồng ý tải và giao dịch trên app. Tiếp đó, nhóm tiếp tục hoàn thành và điều chỉnh dự án. Nếu có thể, nhóm dự tính thử sức gọi vốn khi dự án đã được chạy thử và có kết quả khả thi.

Vit Ngân

Bình luận (0)