Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Chuyện cổ tích có thật ở làng Cheng Toong

Tạp Chí Giáo Dục

“Cuc sng bn làng này, cũng như nhiu nơi khác, có th thiếu thn nhiu th nhưng không th thiếu nưc. Thiếu nưc là chết. Bao đi nay ngưi già, tr nh vt v mi ngày, đi sâu vào rng, hng nhng git nưc ri r chy vào tng chiếc can mang v phc v sinh hot. Nay thy V cùng mnh thưng quân h tr xây hai chiếc b ln, dn nưc đu ngun v tn bn ri, bà con yên tâm lên nương ry, ti v là có nưc sinh hot”, ch Trương Th Luôn – Bí thư thôn 1, xã Trà Cang (huyn Nam Trà My, Qung Nam) phn khi nói.


Nhng ngưi th c đnh khp ni đưng dây dn nưc dài 1.000 mét băng rng đưa nưc v làng Cheng Toong

1.Chiều muộn, những ánh nắng buổi hoàng hôn hắt từng tia sáng chiếu xiên xuống những nóc nhà sàn ở làng Cheng Toong. Chị Trương Thị Luôn đón chúng tôi ngay từ con đường đất vào làng, dẫn chúng tôi tham quan các bể nước vừa được xây dựng. Con đường dẫn vào làng gập ghềnh đất đá, thi thoảng có những đoạn dốc dựng ngược nhưng bước chân chị Luôn vẫn thoăn thoắt. Từ các ngôi nhà sàn cheo leo, các bà các mẹ bê theo từng chậu áo quần đi về phía bể nước, trên gương mặt họ, nụ cười trông rạng rỡ hơn ngày thường. “Cheng Toong bây giờ đã khác rồi. Cái khác lớn nhất là người già, con trẻ không phải mất thời gian ra bờ suối hứng từng can nước nữa. Nước đã chảy về tận làng. Không chỉ một mà là hai bể nước lớn. Bây giờ bà con chỉ việc lên rẫy canh tác còn con trẻ thoải mái tới trường mà không phải canh cánh nỗi lo đi kiếm nước về dùng nữa rồi”, chị Luôn nói.

Chúng tôi dừng chân khu đất rộng giữa làng, nơi có bể nước đang tuôn ra dòng nước mát, trong vắt. Trong không khí rôm rả, những người già cặm cụi giặt những chậu áo quần sau một ngày lên rẫy làm lụng, đám trẻ cởi trần hò reo theo điệu nhạc nước xối xả tuôn ra từ vòi. Cậu bé tên Nhất, tầm 10 tuổi, nhảy chân sáo bảo: “Khi chưa có bể nước, ngày nào tan học ở trường, cháu cũng phải theo các bạn ra suối xách nước về cho ba mẹ. Nước xách được đựng trong các can nhựa bé tí, chủ yếu dùng nấu cơm, nấu nước uống. Bây giờ có bể nước lớn, cháu tha hồ tắm mát rồi. Từ bây giờ cháu không phải đi xách nước nữa. Ba cháu bảo, ít hôm sẽ xuống huyện mua ống nước để dẫn nước từ bể về tận nhà”.


Bà con Cheng Toong cõng tng viên gch vưt dc v bn xây b nưc

“Cái khác có th thiếu đưc nhưng không th thiếu nưc. Nay ni lo lng đó đã đưc gii quyết ri. Nưc v làng như mt câu chuyn c tích có tht ri”, ch Luôn bc bch.

2.Cheng Toong có địa hình hiểm trở. Toàn thôn có gần 50 hộ dân với khoảng 150 nhân khẩu. 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Xơ Đăng. Bao đời nay đời sống của bà con chủ yếu dựa vào canh tác nương rẫy. Không có nguồn nước nên để phục vụ sinh hoạt, mỗi gia đình đều phải dành thời gian vào các con suối để lấy nước. “Việc đi lấy nước vất vả một phần nhưng phần khác để có được nước dùng sinh hoạt thì mỗi nhà lại mất thêm thời gian, nhân công. Nhất là vào mùa hè, khi các nguồn nước khan hiếm thì việc đi tìm nước càng vất vả hơn”, chị Luôn nói.

Để có được 2 bể nước lớn dẫn nước về tận làng là cả một hành trình gian khổ như cổ tích. Nhờ sự vận động của nhóm Nhớ về Tam Kỳ vận động các mạnh thường quân, rồi CLB Kết nối yêu thương khảo sát, chung tay thực hiện. Thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ – một giáo viên có nhiều năm bám bản ở vùng cao thuộc huyện Nam Trà My – Chủ nhiệm CLB Kết nối yêu thương cho biết, ròng rã hơn 1 tháng trời, bà con trong thôn chung tay bằng cách góp công để ra bờ sông Tranh, con sông chảy ngang làng, cõng từng bao cát, trèo ngược dốc về điểm xây giếng. Tương tự với từng bao xi măng hay viên gạch đều được thực hiện bằng cách ấy. Đó là chưa kể, để có nước, bà con trong thôn cùng các thành viên CLB Kết nối yêu thương phải băng rừng, lội sông đi khảo sát, xin đặt ống dẫn nước từ thác nước của thôn 3, xã Trà Don, cách làng Cheng Toong 1.000 mét, điểm gần hơn cách 300 mét. Đường ống dẫn nước kéo vắt ngang dòng sông Tranh mới về tận làng. “Hành trình nhọc nhằn bao nhiêu thì thời điểm những giọt nước mát lành tuôn ra từ bể lại càng ý nghĩa bấy nhiêu. Nhìn bà con vui sướng hứng nước, mọi mệt nhọc suốt cả tháng trời bám bản để xây dựng bể, kéo đường ống nước, đổ các trụ chân rá cố định đường ống để tránh mưa lũ cuốn trôi… dường như tan biến. Những giọt nước mắt ngày nước về tận Cheng Toong lúc ấy thật sự là nước mắt của hạnh phúc”.


c v tn bn làng, bà con đng bào  Cheng Toong bây gi không còn lo ra sui tìm nưc như trưc đây na

3. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà rông giữa trung tâm làng, ông Phạm Khải Hành – già làng Cheng Toong rất phấn khởi. “Cuộc sống của đồng bào thiểu số ở Cheng Toong vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng có nước về tận làng, tận từng nóc nhà sàn… thì tin rằng, đời sống của bà con đỡ vất vả hơn nhiều. Bà con dân bản ai cũng vui cái bụng và luôn biết ơn các mạnh thường quân đã chung tay hỗ trợ cho bản làng mình”.

Rời Cheng Toong, hành trình trở lại thành phố với chúng tôi không còn cảm giác dài và khó như lúc khởi hành. Sau lưng chúng tôi, Cheng Toong yên bình trong bóng núi. Đêm đêm, tiếng nước róc rách chảy về tận trung tâm làng như một bản nhạc reo vui. Hôm nay và nhiều ngày sau nữa, nước – thứ thiết yếu nhất làm nên điều kỳ diệu mang tên cuộc sống đã về tận bản làng, mang sức sống mới cho bà con. Nhọc nhằn hành trình tìm nước đã vơi và tin rằng cuộc sống sẽ khởi sắc hơn, xanh tươi hơn trên đỉnh đồi bao năm cằn khô.

Bài, ảnh: Phan L

Bình luận (0)