Khoa học - Công nghệ

Tuần tới sẽ có nguyệt thực dài nhất thế kỷ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra trong ngày 19/11. Theo NASA, nguyệt thực lần này sẽ kéo dài 3 giờ 23 phút, lâu hơn bất kỳ nguyệt thực nào từ năm 2001 đến 2100.
Mặt trăng có màu đỏ cam trong quá trình nguyệt thực.
Mặt trăng có màu đỏ cam trong quá trình nguyệt thực.

Hiện tượng nguyệt thực một phần diễn ra khi Trái đất đi qua giữa Mặt trời và Mặt trăng, tạo thành bóng trên Mặt trăng. Nguyệt thực đạt cực đại vào khoảng 4 giờ sáng ngày 19/11 giờ Mỹ ( tức khoảng 15g cùng ngày, giờ Việt Nam) khi Trái đất che khuất 97% mặt trăng tròn khỏi ánh sáng Mặt trời, khiến Mặt trăng lúc đó có màu đỏ cam.

Nguyệt thực sẽ có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Bắc Mỹ và Thái Bình Dương, Alaska, Tây Âu, đông Australia, New Zealand và Nhật Bản.

Mặc dù giai đoạn đầu của nguyệt thực xảy ra trước khi mặt trăng lên ở đông Á, Úc và New Zealand, nên những người theo dõi nguyệt thực ở những khu vực này chỉ có thể nhìn thấy nguyệt thực khi nó đạt cực đại.

Ngược lại, những người xem ở Nam Mỹ và Tây Âu sẽ nhìn thấy mặt trăng lặn trước khi nguyệt thực lên đến đỉnh điểm.

Rất tiếc, những người xem ở châu Phi, Trung Đông và Tây Á không nhìn thấy nguyệt thực lần này.

Theo dự đoán của NASA, có tới 179 lần nguyệt thực khác trong vòng 8 thập kỷ tới. Lần nguyệt thực tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 16/5/2022.

Hà Thu/TPO (Theo Live Science0

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)