Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Sáng kiến trong dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở Kon Tum

Tạp Chí Giáo Dục

Nh áp dng sáng kiến tăng cưng các hot đng tri nghim thc tế s dng đng thi tiếng Vit và tiếng m đ, các giáo viên ti Trưng Mm non Th trn Măng Đen (huyn Kon PLông, tnh Kon Tum) đã giúp tr mm non dân tc Mơ Nâm hc tiếng Vit tt hơn so vi trưc, góp phn nâng cao cht lưng giáo dc mm non ti đa phương.


Bui tp hun chuyên môn ca các giáo viên mm non ti tnh Kon Tum

Giáo dục mầm non tại Việt Nam trong những năm vừa qua nhận được rất nhiều sự quan tâm và đầu tư từ Chính phủ. Với những sự đầu tư này tỉ lệ trẻ đến trường đã được nâng cao rõ rệt trong những năm qua, tuy nhiên giáo viên mầm non vẫn còn gặp khó khăn trong việc thực hiện các phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đặc biệt là các giáo viên ở các vùng xa, vùng có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Câu chuyện dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non đồng bào dân tộc Mơ Nâm tại tỉnh Kon Tum dưới đây là một trong những điển hình cho sự sáng tạo không ngừng của các giáo viên mầm non vùng cao, nhằm xóa bỏ rào cản ngôn ngữ.

T nhng tiết hc nhiu trăn tr

Có dịp trao đổi với cô Đinh Thị Hồng Hạnh – Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Trường Mầm non Thị trấn Măng Đen – về những khó khăn trong việc dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai cho trẻ mầm non đồng bào, cô Hồng Hạnh kể lại: “Có lần, tôi đến tham dự và quan sát hoạt động tập nói tiếng Việt với chủ đề “Bản làng em” trong lớp của đồng nghiệp tại điểm lớp Thôn Kon Vơng Kia 1. Trọng tâm của hoạt động sẽ là cô giáo cho trẻ quan sát hình ảnh nhà sàn trên máy vi tính và hỏi trẻ với những câu hỏi như: Cô có hình gì đây? Mỗi lần hỏi xong, cô giáo cho trẻ nhắc lại theo cô những từ ngữ như “Bản làng em”. Sau khi quan sát lớp, tôi phát hiện ra rằng, trẻ ít hứng thú và không tham gia vào các hoạt động trong lớp đa phần là trẻ đồng bào. Biểu hiện của trẻ trong giờ học cho thấy trẻ gặp khó khăn với ngôn ngữ, trẻ không hiểu và không theo kịp những gì cô giảng, không có vốn từ để trả lời các câu hỏi. Chính vì vậy mà trẻ nhanh chóng mất tập trung, làm việc riêng hoặc thụ động. Nhận ra những điều này, tôi trăn trở vô cùng. Câu hỏi thường trực là làm thế nào để chính giáo viên nhận ra vấn đề này và chủ động tìm ra giải pháp để cải thiện chúng”.


Hot đng tp nói tiếng Vit ti mt đim lp mm non Thôn Kon Vơng Kia 1 theo cách làm trưc đây


Tr đưc tri nghim thc tế ti nhà văn hóa thôn

Chính từ những tiết học nhiều trăn trở đó, cô Hồng Hạnh đã thực hiện nhiều buổi khai vấn, tập huấn và sinh hoạt chuyên môn, trao đổi sâu với đội ngũ giáo viên phụ trách lớp để tìm ra nguyên nhân, giải pháp nhằm cải thiện chất lượng việc học tiếng Việt, nâng cao chất lượng các hoạt động tương tác trong lớp cho trẻ. Những nội dung tập huấn giáo viên nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ dự án “Giảm thiểu rào cản đối với hoạt động học tập của trẻ mầm non tại các huyện khó khăn và có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống” (Dự án BAMI) do VVOB – Tổ chức phi chính phủ của Bỉ – triển khai tại tỉnh Kon Tum trong gần 5 năm qua.

Đến nhng tiết hc đy hng thú

Với sự hỗ trợ của Dự án BAMI và các chuyên gia từ VVOB, cô Hồng Hạnh và các đồng nghiệp đã đưa ra sáng kiến triển khai các hoạt động trải nghiệm thực tế sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ cho trẻ đồng bào để tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Thay vì tổ chức các giờ học, cô và trò cùng xem các hình ảnh trên màn hình và học thuộc lòng các từ vựng đã sẵn có, giáo viên tổ chức các giờ học thực tế dựa trên các kiến thức, văn hóa của trẻ. Giáo viên tổ chức những hoạt động trải nghiệm cho trẻ và tạo nhiều cơ hội cho trẻ chia sẻ, nói những điều mà trẻ biết. Đặc biệt, giáo viên dành thời gian quan tâm nhiều hơn và chú ý đến khả năng của từng trẻ để có những hỗ trợ phù hợp. Cô trao đổi, chia sẻ, lắng nghe, và tương tác gần gũi hơn với trẻ theo một cách tự nhiên. Hay cô đưa ra nhiều câu hỏi hay gợi ý để khuyến khích trẻ tư duy, trả lời một cách rõ ràng. Thông qua cách này, giáo viên vừa giúp trẻ làm giàu vốn ngôn ngữ mẹ đẻ, học tiếng Việt tốt hơn và đồng thời dạy trẻ các kiến thức lịch sử – văn hóa – xã hội.


Tr mm non dân tc h trưng do D án BAMI h tr

Cô Hồng Hạnh chia sẻ: “Tôi đã trực tiếp tham gia quan sát buổi học “Tìm hiểu về nhà văn hóa thôn” tại điểm lớp Thôn Kon Vơng Kia 1. Buổi học được tổ chức dưới hình thức trải nghiệm thực tế tại nhà văn hóa cộng đồng, tại các địa điểm văn hóa, hay cô giáo tổ chức các hoạt động thăm vườn cây, các lễ hội văn hóa, ẩm thực địa phương… mang tính thực tế và có ý nghĩa. Cô giáo đặc biệt chú tâm đến biểu hiện của trẻ và sử dụng đồng thời cả tiếng Việt và tiếng Mơ Nâm để trao đổi với trẻ thay vì chỉ sử dụng duy nhất tiếng Việt như trước đây. Trẻ đồng bào được dạy tiếng Việt dựa trên nền tảng tiếng mẹ đẻ và thông qua các hoạt động thực tế, gần gũi. Ngôn ngữ là một phần không thể tách rời của văn hóa, vì vậy thông qua các hoạt động thực tế như vậy, trẻ sẽ hiểu hơn về văn hóa dân tộc mình, hiểu về ngôn ngữ dân tộc mình và cũng biết thêm về tiếng Việt. Nhờ vậy, ngay trong buổi học, trẻ đã hào hứng hơn, chủ động trao đổi và chia sẻ. Trẻ học nhanh và nhớ lâu hơn so với phương pháp trước đây. Với chúng tôi, đây là một thành công lớn”.

VVOB là t chc phi li nhun đưc thành lp năm 1982, tp trung vào lĩnh vc giáo dc và bt đu hot đng ti Vit Nam t năm 1992. Mc tiêu chính ca VVOB là ci thin cht lưng, hiu sut và hiu qu ca giáo dc mt cách bn vng ti các nưc đang phát trin. Thi gian gn đây, VVOB trin khai 3 d án và chương trình trong lĩnh vc giáo dc ti Vit Nam, gm: D án giáo dc mm non quan tâm đến gii (GENTLE) ti 2 tnh Qung Nam và Qung Ngãi (chương trình kết thúc vào ngày 31-5-2021); Chương trình “Gim thiu rào cn đi vi hot đng hc tp ca tr mm non ti các huyn khó khăn và có nhiu dân tc thiu s cùng sinh sng (BAMI)” ti 3 tnh Qung Nam, Qung Ngãi và Kon Tum; Chương trình lng ghép các hot đng hc thông qua chơi cho hc sinh Vit Nam (iPLAY) ti các tnh/thành: Thái Nguyên, Qung Tr, Đà Nng, Qung Ngãi, TP.HCM, Lai Châu, Hà Giang và Thanh Hóa. Xem thông tin v VVOB và các d án ti: https://vietnam.vvob.org/vi

Cô Hồng Hạnh cũng cho rằng những thay đổi tích cực này đã tạo động lực cho các giáo viên tại Trường Mầm non Thị trấn Măng Đen tiếp tục suy ngẫm và thử áp dụng các phương pháp, kỹ thuật khác trong việc xây dựng một môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Quá trình học tập – trải nghiệm – suy ngẫm – điều chỉnh của đội ngũ giáo viên được diễn ra liên tục cho phép giáo viên có những thay đổi, điều chỉnh trong phương pháp dạy và tổ chức các tiết học theo hướng mang lại hứng thú hơn cho trẻ. Điều này đã từng bước xóa bỏ rào cản ngôn ngữ – vốn khiến cho trẻ em đồng bào gặp nhiều khó khăn khi đến trường.

Câu chuyện của cô Hồng Hạnh và các đồng nghiệp là một trong rất nhiều câu chuyện sáng kiến của đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong gần 5 năm Dự án BAMI thực hiện tại địa phương. Nhờ các sáng kiến này mà dường như mục tiêu xây dựng nền giáo dục có chất lượng cho mọi trẻ em ngày một trở nên gần hơn. Trong không khí đặc biệt của Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 năm nay, hy vọng câu chuyện sáng kiến này sẽ như một lời tri ân và truyền động lực cho các thầy cô giáo trên khắp mọi miền đất nước có thêm tình yêu và nhiệt huyết để tiếp tục hành trình “trồng người” nhiều cao quý.

N.Thanh

Bình luận (0)