Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tư tưởng bao cấp: Cần được giải quyết tích cực trong quá trình tổ chức giáo dục của nhà trường

Tạp Chí Giáo Dục

Bao cp là t ng dùng đ ch chế đ mt giai đon xã hi nht đnh. đó có nn kinh tế tp trung, Nhà nưc cung cp mi nhu cu v đi sng con ngưi theo mt cơ chế phân phi. Ngưc li là cơ chế th trưng, xã hi chp nhn đng thi nhiu thành phn kinh tế.


Ph huynh chn mua sách giáo khoa cho hc sinh

Từ ý nghĩa ấy, khái niệm bao cấp ngày nay còn được dùng để chỉ sự bao biện, làm thay không phát huy năng lực bản thân con người và của từng địa phương. Nhận thức và cơ chế phát hành sách giáo khoa hiện nay là một thực tế minh họa khá sinh động về tư tưởng bao cấp ấy!

Tôi còn nhớ vào năm 1962-1963, bản thân thi đậu vào lớp đệ thất trường công lập của tỉnh (lớp sáu bây giờ). Công việc đầu tiên của cậu bé 11 tuổi từ huyện lên tỉnh chuẩn bị học liệu cho mình là đi mua sách giáo khoa. Câu chuyện tưởng đâu là phức tạp, nhưng thực tế đã diễn ra rất nhẹ nhàng, trở thành một kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu khi được tự tay chọn mua quyển sách mình sử dụng tại một cửa hiệu sách lớn mà từ trước đến giờ chưa có dịp đặt chân vào. Có người hỏi tôi, căn cứ vào đâu mà cậu bé 11 tuổi chọn được sách học, câu trả lời thực tế của tôi lúc bấy giờ là căn cứ vào sách thầy cô đang sử dụng để dạy mình và căn cứ vào cách trình bày diễn đạt dễ hiểu của sách. Và, có lẽ là nhờ vào suy nghĩ giản đơn, cụ thể, rõ ràng của bản thân tôi cũng như của xã hội.

Sự phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau về sách giáo khoa hiện nay theo tôi là vì nhận thức, chưa nắm rõ sự khác biệt giữa quan niệm cũ – mới đang trong quá trình chuyển đổi từ quan niệm sách giáo khoa là pháp lệnh sang quan niệm sách giáo khoa là tài liệu học tập, tham khảo.

Chủ trương đổi mới từ một bộ sách giáo khoa sang nhiều bộ sách cũng là vấn đề cần phải được quán triệt, thấm nhuần trong các tầng lớp xã hội và giữa các thế hệ phụ huynh, học sinh về mục đích, ý nghĩa và phương thức triển khai.

Cơ chế phát hành sách giáo khoa cũng đang thay đổi từ bao cấp, phân phối sang phát hành theo cơ chế thị trường. Đổi mới chương trình dẫn đến tất yếu phải biên soạn và phát hành sách giáo khoa mới cũng là một vấn đề khiến không ít người không hài lòng vì thay đổi sách quá nhiều lần trong khi quá khứ anh chị em trong gia đình truyền cho nhau sử dụng mà không cần phải mua sách mới hàng năm.

Những vấn đề vừa nêu là một trong những yếu tố cơ bản của công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà theo tinh thần Nghị quyết 29 – NQ/TW năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” rất tiến bộ và khả thi nhưng chúng ta chưa tạo điều kiện đủ để xã hội chia sẻ, đồng tình. Trong khi đó chúng ta lại tập trung quá nhiều vào việc tập huấn để giáo viên chọn sách và tham mưu cho các cấp chính quyền ra quyết định chọn sách thay cho học sinh. Đây là cách làm gián tiếp đã giới hạn năng lực chuyên môn cũng như trách nhiệm của giáo viên và đặc biệt là đã tước đi quyền được lựa chọn sách của học sinh.


C
 mi đu năm hc, ph huynh li tt bt tìm mua sách giáo khoa cho hc sinh

Nghị quyết 29 – NQ/TW năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Thông qua tại Hội nghị Trung ương 8, khóa XI) với mục tiêu tổng quát: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD-ĐT; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD-ĐT; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

P.V

Việc để học sinh chọn sách là một việc làm đúng với tinh thần nghị quyết của Quốc hội cho phép phát hành đồng thời nhiều bộ sách giáo khoa; đúng với quan điểm sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo, không phải là pháp lệnh; và quan trọng nhất là làm cho học sinh thích thú học tập cũng như thể hiện sự trưởng thành trong quá trình học tập của mình.

Hơn nữa sách giáo khoa được phát hành đều là những bộ sách do cơ quan thẩm quyền của Bộ GD-ĐT thẩm định. Đây là bộ lọc quan trọng để đảm bảo về tính chính trị, đạo đức, văn hóa và học thuật của từng quyển sách được phép in ấn. Với nhận thức như vậy thì chúng ta không cần phải lo sợ việc chọn sách sai lầm của học sinh. Đây là cách làm tốt nhất để góp phần giải quyết tư tưởng bao cấp trong nhà trường một cách tích cực.

Đổi mới giáo dục nước nhà theo hướng phát triển năng lực cho người học thì việc giao quyền chủ động cho học sinh trong quá trình chọn lựa học liệu của mình là một việc làm phù hợp. Bên cạnh việc giao quyền tự chọn sách cho học sinh thì quá trình tổ chức giáo dục trong nhà trường ở nhiều lĩnh vực khác chúng ta cũng cần phải vận dụng quan điểm này để phát triển tốt nhất tinh thần tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh thay cho việc bao biện làm thay của thầy cô giáo. Chúng ta biết rằng, việc bao biện làm thay dễ hơn là sự hướng dẫn, tổ chức cho học sinh chủ động và tự lực học tập rất nhiều, vì vậy đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải quán triệt tinh thần đổi mới ấy trong suy nghĩ và trong từng hành động của mình.

Năm học mới 2023-2024 đã bắt đầu, chúng ta hy vọng những nhà giáo dục và xã hội sẽ có dịp nghiên cứu, quán triệt một lần nữa về công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 29 – NQ/TW.

TS. Hunh Công Minh

 

 

Bình luận (0)