Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Trẻ mầm non vào bếp cùng ba mẹ

Tạp Chí Giáo Dục

Ba m và con cùng sm vai đu bếp là hot đng tri nghim thú v, ý nghĩa va đưc Trưng Mm non Bé Ngoan (Q.1, TP.HCM) t chc trong ngày hi “Dinh dưng và phát trin”.


C nhà cùng vào bếp vi con, hc đưc nhiu điu b ích

Tham gia ngày hội, vợ chồng chị Bùi Thu Hồng (phụ huynh học sinh lớp Mầm) đã xin nghỉ làm để đến trường vào bếp cùng con. Chị Hồng cho biết: Con tôi trước giờ khá nhút nhát, thỉnh thoảng cháu vẫn làm nũng để được ba mẹ cho nghỉ học. Vậy nhưng, khi ở trường có các hoạt động vui chơi cháu lại ham thích đến trường. Không chỉ thế, cháu cũng tự tin hơn khi tham gia với bạn bè và giáo viên, gia đình rất vui. Hoạt động trải nghiệm ba mẹ vào bếp cùng con mang đến cơ hội cho những phụ huynh bận rộn như tôi có thêm thời gian được cùng chơi với con, từ đó gắn kết thêm tình cảm gia đình… Lần đầu tiên vào đầu bếp cùng con chế biến món bánh mì kẹp và pha nước chanh tại trường, chị Nguyễn Thu Thảo (phụ huynh học sinh lớp Mầm) không giấu được niềm vui thích thú. Với chị, chính các hoạt động giáo dục ý nghĩa như thế này, trẻ sẽ học được thêm nhiều kiến thức mới, đặc biệt là về tình yêu thương. “Qua hoạt động này, những bậc phụ huynh như tôi thấu hiểu và chia sẻ hơn nữa với các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đây là sân chơi gắn kết gia đình với nhà trường để cùng chăm sóc, giáo dục trẻ”, chị Thảo nói.


Tr thích thú khi sm vai đu bếp

Ngày hội “Dinh dưỡng và phát triển” tại Trường Mầm non Bé Ngoan được tổ chức linh hoạt phù hợp với từng lớp. Trong đó, lớp Nhà trẻ trải nghiệm “Rau, củ, quả thật ngon”; lớp Mầm tham gia hoạt động “Cả nhà vào bếp”; lớp Chồi trải nghiệm hoạt động “Bé yêu vào bếp”; lớp Lá với hoạt động “Bếp nhí thi tài”. Cô Phan Thị Thu Nguyệt (giáo viên lớp Lá 3) cho hay, việc giáo dục trẻ về dinh dưỡng luôn được giáo viên quan tâm trong từng bữa ăn hàng ngày để trẻ nhận biết về các loại thực phẩm và ăn đa dạng, giúp các em phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần. “Trẻ lớp Lá chuẩn bị vào lớp 1, do vậy các em rất cần có kỹ năng tự phục vụ, biết về dinh dưỡng trong bữa ăn để tự chăm sóc bản thân khi học ở tiểu học”, cô Nguyệt cho biết. Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Mỹ Phương (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ, ngày hội là dịp để các giáo viên trau dồi thêm kiến thức dinh dưỡng trong công tác giáo dục, chăm sóc trẻ. Đặc biệt, thông qua các hoạt động tạo sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường; phụ huynh cùng thống nhất, đồng hành trong mục tiêu giáo dục trẻ. “Khi được cùng học, cùng chơi, cùng vào bếp với con, phụ huynh sẽ hiểu hơn về các hoạt động giáo dục của nhà trường, giúp trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Ngoài ra, đây cũng là cách để nhà trường công khai chất lượng giáo dục đến phụ huynh, để phụ huynh thấu hiểu, góp ý…”, cô Phương nói.

Bà Lê Thị Bình (Trưởng phòng GD-ĐT Q.1) đánh giá, ngày hội “Dinh dưỡng và phát triển” là hoạt động giáo dục thiết thực để gắn kết gia đình và nhà trường, cùng hướng đến mục đích chăm lo, giáo dục trẻ, phát đi thông điệp về bữa ăn lành mạnh trong gia đình. Không chỉ tổ chức ở trường mầm non, ngày hội sẽ được nhân rộng ở các trường tiểu học, THCS trên địa bàn quận nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh, phụ huynh và nhà trường về kiến thức dinh dưỡng, về giá trị của bữa ăn để cùng giáo dục học sinh một cách tốt nhất. “Ba mẹ và thầy cô cùng vào bếp với học sinh, dạy các em làm những món ăn đơn giản, đảm bảo dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe. Nhưng trên hết, đây là hoạt động giáo dục học sinh về giá trị của tình yêu thương, sự gắn kết trong mỗi bữa ăn ở gia đình”, bà Bình nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)