Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Năm 2022: Doanh nghiệp lo thiếu lao động

Tạp Chí Giáo Dục

Sp hết năm 2021, trong khi lao đng ti mt s doanh nghip đang lên kế hoch v quê đón Tết thì có mt b phn ngưi lao đng các tnh đến TP.HCM tìm vic làm…


Ngư
i lao đng tìm vic ti Sàn giao dch vic làm do Thành đoàn TP.HCM t chc

“Năm nay không có Tết”

Có 5 năm kinh nghiệm làm kỹ thuật viên điện lạnh ở một chuỗi ẩm thực lớn tại TP.HCM nhưng anh Nguyễn Văn Hải (quê Phú Yên) không thoát khỏi cảnh thất nghiệp kéo dài suốt 4 tháng do ảnh hưởng dịch Covid-19. Anh Hải là một trong số hơn 600 người dân được tỉnh Phú Yên đón về quê vào tháng 9-2021 (đợt thứ 20). “Về địa phương cách ly tập trung 2 tuần, đúng một tháng sau thì TP.HCM hết giãn cách, doanh nghiệp hoạt động trở lại. Lúc này tôi nghĩ ngay đến việc phải quay vào thành phố tìm việc làm, tạm quên chuyện Tết sắp đến”, anh Hải nhớ lại. Chúng tôi gặp anh Hải tại Sàn giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên tổ chức mới đây, anh cho biết có rất nhiều nơi cần tuyển nhân viên bảo trì điện lạnh nhưng bản thân chưa quyết định vì còn “kén chọn”. Theo anh Hải, nếu như trước đây có doanh nghiệp thông báo tuyển lao động là đăng ký liền không để mất cơ hội, nhưng thời điểm này việc làm nhiều, trong khi người lại ít, đây là cơ hội để anh tìm môi trường làm việc tốt, đồng lương cao hơn.

Tương tự, anh Lê Thanh Phương (ngụ huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) bị thất nghiệp suốt mấy tháng dịch Covid-19 hoành hành. Vì vậy, anh quyết định Tết này ở lại TP.HCM làm việc, kiếm tiền trả nợ do nhiều tháng không có việc làm phải vay mượn để trang trải cuộc sống. Anh Phương cho biết: “Ban đầu công ty giảm giờ làm, thu nhập giảm gần phân nửa, tằn tiện lắm mới đủ lo cho bản thân. Sau đó công ty thông báo do không có đơn hàng nên lao động phải nghỉ không lương. Tiền nhà trọ được giảm còn 50% nhưng suốt 5 tháng phải đóng hơn 5 triệu đồng (cả điện và nước); tiền ăn uống, tiền gửi về quê cho vợ con…, mỗi tháng cũng mất hơn 3 triệu đồng. Sau thời gian giãn cách, do nhớ vợ con nên tôi liều về quê thăm nhà. Hai ngày sau khi hết thời gian cách ly ở địa phương là tôi khăn gói trở lại TP.HCM ngay để tìm việc làm”.

Được biết, hiện anh Phương đang làm nhân viên kho ở một xưởng gỗ tại TP.Thủ Đức với mức lương 12 triệu đồng/tháng. Nhờ siêng năng, chịu khó và thật thà, Tết này anh được chủ xưởng tin tưởng giao quản lý kho với mức lương tháng Tết 18 triệu đồng. Khi chúng tôi hỏi thăm chuyện mua sắm Tết cho vợ con ở quê thế nào, giọng anh Phương chùng xuống: “Thiệt tình lúc này tôi không dám nghĩ đến Tết, trước mắt phải ráng “cày” để trả nợ và trang trải chuyện học cho con ở quê. Thời gian này chỉ cầu mong gia đình, người thân có nhiều sức khỏe để vượt qua đại dịch là vui rồi”.


Nh
ng ngày cui năm 2021, nhiu ngưi lao đng  các tnh quay li TP.HCM tìm vic làm

Tại bến xe miền Đông, nếu như tháng trước những chuyến xe khách từ miền Trung vào TP.HCM chủ yếu là hàng hóa, thực phẩm thì nay đã có nhiều hành khách, trong đó có người lao động vào thành phố tìm việc làm. Chị Nguyễn Thị Thúy (ngụ xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) cho biết, khó khăn lắm chị mới quyết định vào lại TP.HCM trong thời điểm cận Tết thế này. “Chị em tôi làm công nhân may mặc, lúc dịch không có đơn hàng phải nghỉ dài ngày. Cuối năm đơn hàng nhiều nên chủ doanh nghiệp gọi điện vào làm cho kịp, do dự mãi rồi cũng phải đi, dù gì cũng phải lo chuyện cơm áo trước đã”, chị Thúy nói.

Nhu cu tuyn lao đng tăng t đu năm 2022

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu tuyển dụng lao động tại TP.HCM sẽ tăng mạnh từ đầu năm 2022, tập trung ở lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Cụ thể, TP.HCM sẽ có khoảng 5 triệu lao động làm việc trong năm 2022 (3 triệu lao động làm việc trong doanh nghiệp), trong đó ở nhóm ngành thương mại – dịch vụ chiếm 61,89%; công nghiệp – xây dựng chiếm 37,15%. Trung tâm này cũng đã đưa ra hai kịch bản về nhu cầu nhân lực. Thứ nhất, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng phức tạp, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế – xã hội, dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 cần khoảng 255.000 – 280.000 chỗ làm việc. Cụ thể, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 71.500 – 78.500 chỗ làm việc; quý II cần khoảng 59.600 – 65.500 chỗ; quý III cần khoảng 60.600 – 66.500 chỗ; quý IV cần khoảng 63.300 – 69.500 chỗ. Thứ hai, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, diễn biến theo chiều hướng tích cực, dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 cần khoảng 280.000 – 310.000 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 78.500 – 86.900 chỗ; quý II cần khoảng 65.500 – 72.500 chỗ; quý III cần khoảng 66.500 – 73.500 chỗ; quý IV cần khoảng 69.500 – 77.100 chỗ.

Mặc dù dự báo nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng mạnh nhưng các chuyên gia việc làm cũng lo ngại lực lượng lao động không đáp ứng về mặt số lượng. Nguyên nhân là do dịch Covid-19 kéo dài làm chậm thời gian tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Bởi trung bình hàng năm TP.HCM có khoảng 500 ngàn học sinh, sinh viên tốt nghiệp trình độ TC-CĐ, trong khi nhu cầu tuyển dụng tập trung vào các trình độ này.

Bài, ảnh: Trn Tri

Bình luận (0)