Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cách ăn mì gói đủ chất, không hại sức khỏe

Tạp Chí Giáo Dục

Mì ăn liền là món ăn quen thuộc và phổ biến với nhiều người. Tuy nó rất tiện lợi và ngon miệng, nhiều người lại cho rằng chúng không tốt cho sức khỏe, gây thừa cân, béo phì.
Theo TS Nguyễn Hồng Vũ, tiến sĩ về Sinh học phân tử trong y học, nghiên cứu viên sau tiến sĩ (Staff Scientist), Viện nghiên cứu City of Hope, California, Mỹ, cho hay khi sử dụng mì ăn liền, người dân nên quan tâm đến lượng muối có trong thực phẩm này. Lượng muối trong mì thường cao, có thể tác động xấu đến nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt với người bệnh cao huyết áp, bệnh thận…
Theo khuyến cáo, mỗi ngày chúng ta không nên ăn quá 2g muối. Lượng muối trong mỗi gói mì có thể lớn tới hơn 3g, vượt quá ngưỡng nên sử dụng mỗi ngày. Để giảm muối, bạn có thể giảm bớt lượng gia vị kèm theo gói mì.
 Khi sử dụng mì ăn liền, người dân nên quan tâm đến lượng muối có trong thực phẩm này.
Khi sử dụng mì ăn liền, người dân nên quan tâm đến lượng muối có trong thực phẩm này.
"Lượng protein trong mì gói rất thấp. Năng lượng cung cấp trong mì gói chủ yếu là carbohydrate. Nguồn cung cấp calories thấp từ protein có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Để khắc phục điều này, bạn có thể bổ sung protein từ nguồn khác như uống sữa, tôm, thịt…", TS Vũ nói.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh lượng chất xơ trong mì gói cũng rất thấp. Trung bình, một người nữ cần 21-25 g chất xơ, nam là 31-35 g. Ăn ít chất xơ khiến nhu động ruột hoạt động không tốt, gây táo bón, giảm hấp thu. Thiếu hụt chất xơ ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy, bạn cũng cần để ý đến nguồn cung cấp chất xơ khi ăn mì gói như thêm rau, củ quả.
"Cuối cùng là vấn đề chứa bột ngọt. Gia vị này giúp tăng khẩu vị của gói mì. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều có liên quan tới béo phì, ngộ độc, đặc biệt với người nhạy cảm với bột ngọt. Nguồn vitamin, khoáng chất trong mì gói rất giới hạn, bạn nên bổ sung thêm để cân bằng dinh dưỡng", TS Vũ cho hay.
Ông khuyến cáo người dân có thể ăn khi không có thời gian. Trong nhiều trường hợp, mì gói có giá rẻ nên các bạn sinh viên hay người có thu nhập thấp thường lựa chọn. Tuy nhiên, ăn mì gói không cung cấp đủ năng lượng cho bạn, lâu dài cơ thể sẽ mệt mỏi, không đủ năng lượng để hoạt động, làm việc.
Vì vậy, bạn nên cố gắng ăn xen kẽ mì gói với bữa ăn chính, thêm đa dạng chất vào bát mì để cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)