Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Sức hấp dẫn của giọng văn Nam Cao

Tạp Chí Giáo Dục

Đc tác phm ca bt k tác gi nào, điu thu hút đu tiên đi vi chúng ta là ging văn (lý lun văn hc còn gi là ging điu ngh thut hay ging điu văn chương). Thông qua ging văn mà ta xác đnh đưc “chân tài” ca tác gi, thy đưc quan đim sáng tác ca nhà văn và nhìn thu vào xã hi mà nhà văn đang sng.


Một tiết học môn ng
 văn  Trường THPT Tây Thnh (nh minh ha)

Trường hợp Nam Cao là một điển hình tiêu biểu như thế. Điều này làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho sáng tác của ông. Timôphêep có nói: “Từ cửa miệng một người nói ra không hề có lấy một câu nào mà không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh đã khiến nó xuất hiện”.

Trước khi đi vào vấn đề, chúng ta điểm qua cái hoàn cảnh xã hội mà Nam Cao đã sống, đã tác động đến văn ông. Hiện thực hằn vết trên những trang viết của Nam Cao là một hiện thực cụ thể, đặc thù của xã hội Việt Nam vào những năm 1940 đang xáo trộn, quằn quại trong chặng cuối của quá trình bần cùng hóa. Những cơn đói triền miên, những làng xóm vật vờ, những số phận tàn lụi, sự tan tác rã rời của mối quan hệ con người, sự tuyệt vọng đổ vỡ của những cá nhân, sự tha hóa của nhân cách… Nam Cao xuất hiện trên văn đàn với một bỡ ngỡ trước cuộc sống đó. Để chọn chỗ đứng mới, trong cái tâm niệm còn nguyên vị đắng của cuộc đời quẫn bách, cả sự chiêm nghiệm đau đớn, Nam Cao khước từ sự quan sát, nhìn nhận hiện thực từ bên ngoài mà đi vào những nguồn sâu thẳm từ bên trong, lấy chính cái đóm lửa leo lét của những số phận con người mà soi ra xã hội, cuộc đời.

 Nam Cao, s t ý thc dưng như là t nhiên, thưng trc, tr thành b phn không th thiếu trong mi con ngưi, trong bn thân nhà văn.

Tư duy nghệ thuật của Nam Cao đã diễn đạt một cách chân xác và nhất quán “dạng vận động” của thời đại. Nếu như Nguyễn Công Hoan, đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh, với Thạch Lam đời là miếng vải có lỗ thủng, những vết ố nhưng vẫn nguyên vẹn thì với Nam Cao, cuộc đời là một tấm áo cũ bị xé rách tả tơi. Những nghịch cảnh đó của xã hội đã hình thành nên ở Nam Cao cách tư duy riêng, cách chiếm lĩnh hiện thực riêng mà không một nhà văn nào có được.

Hiện thực Nam Cao phản ánh trong tác phẩm luôn luôn sống động nhiều chiều. Nhà văn nhìn ở hiện thực bóng dáng mình và lấy mình ra để làm nhân chứng cho hiện thực. Chính vì thế mà ở trong sáng tác của Nam Cao, sự đấu tranh, sự giằng co về tư tưởng của nhà văn rất lớn: Nửa muốn khước từ thực tế hiện thực nhưng lại là nạn nhân của hoàn cảnh đó; vừa phơi bày cuộc sống cho thật khách quan vốn khắc nghiệt lại phải đau đớn, ngậm ngùi – lương tâm tiềm ẩn của người cầm bút; phê phán thực tại nhưng đỉnh cao là tự phê phán, tự ý thức… Sự tự phê phán và tự ý thức là đỉnh cao của Nam Cao. Không phải không có ở một số tác giả khác. Một số nhân vật của Thạch Lam cũng biết tự đấu tranh với chính mình, nhưng thường là trước những tác động nào đó của hoàn cảnh; một miếng ăn đầy nhục nhã trong cơn đói cồn cào, một hành động tàn ác – tuy không cố ý, làm tan nát cả gia đình anh phu xe (Đói, Một cơn giận). Ở Nguyên Hồng, sự tự ý thức thường đi kèm với sự thay đổi nào đó của hoàn cảnh sống (Cuộc sống, Hai dòng sữa, Hơi thở tàn). Ở Nam Cao, sự tự ý thức dường như là tự nhiên, thường trực, trở thành bộ phận không thể thiếu trong mỗi con người, trong bản thân nhà văn (Đời thừa, Giăng sáng).

Tóm lại, xét cho cùng, nói như M.M.Bakhtin trong cuốn Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, 1992): “Cái bản chất mâu thuẫn của xã hội đang hình thành vốn không thể chứa đựng được những ý thức độc thoại, trực quan, bình lặng, tự tin, cần phải thực hiện một cách gay gắt và đồng thời những đặc tính của thế giới va chạm vào nhau, bị mất thế cân bằng tin tưởng càng cần phải khắc họa đặc biệt đầy đặn và sắc nét. Những điều ấy đã tạo nên tiền đề khách quan cho sự đa bình diện, đa giọng điệu”.

Trn Ngc Tun
(Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)