Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Có phải bước đột phá về dạy và học môn ngữ văn?

Tạp Chí Giáo Dục

Tôi rất tâm đắc về quy định mới đây của Bộ GD-ĐT có tính chất đột phá trong việc dạy và học môn ngữ văn ở trường phổ thông. Đó là quy định không dạy văn mẫu, không “sao y” sách giáo khoa khi ra đề ngữ văn từ năm học 2022-2023. Lâu nay, đề bài kiểm tra (miệng, viết), kể cả đề thi tốt nghiệp THPT, phần nhiều ở mức độ tái hiện kiến thức. Giáo viên dạy được bao nhiêu chữ thì học sinh trả lại bấy nhiêu, không thêm không bớt! Dạy và học như thế gọi là học vẹt, “chữ thầy lại trả cho thầy”; kiến thức trả rồi xong, không thấm vào máu thịt, trở thành những kỹ năng cần thiết. Từ đó có tình trạng đoán đề, học tủ và năm nào cũng “trúng” vì trở đi trở lại chừng đó tác phẩm đã được “cày xới” nhuần nhuyễn. Rồi có ý kiến phải phạt tiền việc đoán đề vì gây hoang mang cho học sinh… Nếu thực hiện được thì văn mẫu sẽ tự biến mất vì không ai cần nữa cả. Nhưng vấn đề đặt ra là lâu nay, giáo viên chỉ quen “cầm tay chỉ việc”; phải dạy thế này, phải hiểu thế kia… Ví dụ, Chí Phèo (nhân vật trong tác phẩm cùng tên của Nam cao) phải là “nạn nhân của xã hội phong kiến” thì mới đúng; nếu học sinh viết Chí Phèo là nạn nhân của chính mình (có giải thích, lập luận thuyết phục) thì bị cho là sai. Về mặt lý thuyết, giáo viên sẽ truyền thụ cho học sinh cách hiểu, cách cảm một tác phẩm văn học (bao gồm nội dung, hình thức). Trong quá trình học, có sự tương tác, phản biện để tìm ra tiếng nói chung. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ tự cảm thụ, cảm nhận; tự thấu hiểu khi đọc một tác phẩm ngoài chương trình. Đây là thước đo chất lượng dạy và học một cách chính xác. Nhưng vấn đề này có một số khúc mắc cần giải đáp như sau: Một là: Quy định lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa thì phải lấy ở đâu? Nếu lấy trên mạng thì sẽ gặp rất nhiều sai sót vì ngữ liệu đó chẳng ai thẩm định tính chính xác, tính khoa học, tính giáo dục… Tôi có lần đã phát hiện một đề thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh lấy ngữ liệu trên mạng và rất ngỡ ngàng vì sai sót rất nhiều. Vậy ngữ liệu trong sách in (có tên nhà xuất bản, năm xuất bản, tác giả, nhóm tác giả) thì bao gồm những loại sách nào? Hay muốn chọn tác phẩm nào cũng được để ra đề kiểm tra, đề thi? Nếu giáo viên vẫn lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa thì xử lý làm sao? Hai là: Nói “ngữ liệu trong sách giáo khoa ngữ văn” bao gồm cả ngữ văn THCS hay chỉ riêng ngữ văn THPT? Nói học sinh sẽ phân tích, cảm thụ được một tác phẩm ngoài sách giáo khoa thì rất khó, quá khó (nhất là phần văn học trung đại ở lớp 10) vì nhiều khi giáo viên cũng còn lúng túng khi tiếp nhận một tác phẩm văn học trung đại, đừng nói gì đến học sinh mới 15, 16 tuổi. Ba là: Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa trong dạy học sẽ “ngàn hoa đua nở” (không còn “trăm hoa đua nở” nữa) và đề thi tốt nghiệp sẽ đổi mới hơn không? Liệu cách hiểu, cách cảm thụ có “thấu” sau một vài giờ (một vài buổi) tranh luận hay không? Bốn là: Quy định này có triệt tiêu được nạn “đoán đề”, gây hoang mang cho học sinh nữa không?…

Lê Đc Đng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)