Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Hội chứng rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tạp Chí Giáo Dục

Rối loạn hoảng sợ là bệnh thuộc nhóm rối loạn lo âu, đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ kịch phát, xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ. Bệnh nhân có cảm giác như mình sắp chết hay cho rằng mình bị nhồi máu cơ tim, phát điên hoặc mất kiểm soát.
Những điều cần biết về bệnh rối loạn hoảng sợ
Cơn hoảng sợ thường ngắn, đột ngột và gây ra các phản ứng dữ dội của cơ thể. Cảm giác lo lắng sợ hãi xuất hiện thường xuyên mặc dù không có nguyên nhân cụ thể, không có dấu hiệu báo trước.
Nguyên nhân bệnh rối loạn hoảng sợ
Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh rối loạn hoảng sợ nhưng các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa các vùng ở não bộ với cơn sợ hãi, lo âu. Các chất dẫn truyền thần kinh (serotonin và epinephrine) có thể đóng góp vào nguyên nhân của bệnh.
Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh rối loạn hoảng sợ
Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh rối loạn hoảng sợ.
Các cơn hoảng sợ có thể khởi phát đột ngột và không có cảnh báo, nhưng theo thời gian chúng thường được kích hoạt bởi một tình huống cụ thể. Một số yếu tố có thể đóng vai trò kích thích bao gồm:
– Di truyền học
– Căng thẳng, nhạy cảm với căng thẳng hoặc dễ bị cảm xúc tiêu cực
– Một số thay đổi trong cách hoạt động của các bộ phận chức năng não
– Caffeine, nicotine và các chất khác có thể làm tăng cơn hoảng loạn
– Các thuốc như steroid, ống xịt thuốc dùng cho bệnh hô hấp, thuốc tuyến giáp, thuốc giảm cân, thuốc dị ứng, ho và cảm lạnh cũng có thể góp phần gây ra bệnh
Triệu chứng bệnh rối loạn hoảng sợ
Những triệu chứng của bệnh rối loạn hoảng sợ bao gồm:
– Nhịp tim và huyết áp tăng
– Đau ngực và dạ dày
– Chóng mặt, thở gấp, khó thở hoặc yếu người
– Toát mồ hôi lạnh
– Cảm giác lo lắng, tuyệt vọng và suy nghĩ tới các vấn đề xấu xảy ra
– Cảm giác sắp xảy ra nguy hiểm, sợ mất kiểm soát hoặc tử vong
– Bồn chồn, đứng ngồi không yên, nói rất nhanh
– Có thói quen như gỡ ngón tay hoặc ngón chân, siết chặt tay
Đối tượng nguy cơ bệnh rối loạn hoảng sợ
– Rối loạn hoảng sợ thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên, nhưng phổ biến ở lứa tuổi 18-19 và tỷ lệ nữ giới bị bệnh cao hơn nam giới
– Người phải chịu quá nhiều áp lực trong cuộc sống
Người có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn hoảng sợ như:
– Trải qua những đau buồn trong cuộc sống (mất người thân, người yêu,…)
– Bị tổn thương tâm lý trầm trọng trong quá khứ như bị lạm dụng tình dục, thân thể hoặc bị tai nạn nghiêm trọng
– Có những biến cố lớn trong đời như ly hôn hoặc trầm cảm sau sinh
– Nghiện thuốc lá hoặc lạm dụng caffeine
– Tiền sử gia đình có người bị cơn hoảng loạn hoặc mắc chứng rối loạn hoảng sợ
Phòng ngừa bệnh rối loạn hoảng sợ
Để phòng ngừa bệnh rối loạn hoảng sợ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Ngủ đủ giấc, tập thể dục hàng ngày và xây dựng chế độ ăn uống điều độ
– Cố gắng giảm căng thẳng trong cuộc sống
– Học thiền, xoa bóp, yoga, thái cực quyền và các bài tập làm giảm stress
– Cần tới ngay các cơ sở y tế nếu gặp phải cơn hoảng loạn thường xuyên hoặc có tác dụng phụ từ thuốc, bị trầm cảm hoặc có ý định tự tử
Các biện pháp chẩn đoán bệnh rối loạn hoảng sợ
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh rối loạn hoảng sợ theo Hội Tâm thần học Mỹ (DSM IV) là có ít nhất 4/13 triệu chứng trong các triệu chứng sau:
– Mạch nhanh, đánh trống ngực
– Ra nhiều mồ hôi
– Run tay, run chân
– Cảm giác nghẹt thở
– Cảm giác thở nông
– Đau hoặc khó chịu ở ngực
– Buồn nôn hoặc đau bụng
– Cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng
– Giải thể thực tế hoặc giải thể nhân cách
– Sợ mất kiểm soát và phát điên
– Sợ chết
– Cảm giác chết lặng
– Lạnh cóng hoặc nóng bừng
Các biện pháp điều trị bệnh rối loạn hoảng sợ
Tất cả bệnh nhân mắc rối loạn hoảng sợ đều nên giảm stress bằng cách theo đổi các sở thích cá nhân hoặc tham gia các hoạt động thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh
Có nhiều phương pháp điều trị kết hợp có thể làm giảm hoặc mất chứng rối loạn hoảng sợ như:
– Liệu pháp hành vi như phương pháp phản hồi sinh học
– Bệnh nhân học cách thay đổi sức cơ hoặc sóng não bằng cách kiểm soát hơi thở
– Phương pháp khác như thư giãn cơ tăng dần, tưởng tượng, thiền hoặc thôi miên
Các thuốc an thần cũng được cân nhắc chỉ định nhưng có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ hoặc nghiện thuốc. Người có tiền sử sử dụng các chất kích thích không nên cho dùng các thuốc này.
NT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)