Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tết này ấm áp hơn dù xa nhà!

Tạp Chí Giáo Dục

“Vy là t nay hết còn chu cnh c mưa là nưc ngp vào nhà ch , m con sinh hot cũng sch s, thoáng mát hơn. Công đoàn ngành chăm lo thế này giúp em thêm an tâm công tác, gn bó vi trưng, lp, hc sinh nơi này…”, cô Nguyn Th Ngc (giáo viên Trưng THCS – THPT Thnh An) xúc đng khi chng kiến khu nhà công v cho giáo viên xã đo Thnh An, huyn Cn Gi (TP.HCM) đưc nâng cp khang trang, sch đp.


Thy trò xã đo Thnh An thêm m áp vi Tết sum vy

Đây là món quà được Công đoàn Ngành Giáo dục TP.HCM dành tặng cho giáo viên xã đảo Thạnh An nhân dịp Tết đến, xuân về. Với những giáo viên đang sinh sống tại nhà công vụ, Tết này dù xa nhà nhưng lại ấm áp hơn…

Giáo viên thêm an tâm gn bó lâu dài…

Là thế hệ giáo viên đầu tiên gắn bó với học sinh xã đảo, đến nay cô Nguyễn Thị Ngọc (giáo viên Trường THCS – THPT Thạnh An) đã “bám” đảo được hơn 12 năm. Căn phòng cô ở cùng với con trai đang học tiểu học trong khu nhà công vụ hiện đã được sửa chữa gọn gàng, thoáng mát.

“Từ nay hết còn chịu cảnh cứ mưa là nước ngập vào nhà chị ạ, mẹ con sinh hoạt cũng sạch sẽ, thoáng mát hơn. Công đoàn ngành chăm lo giúp em thêm an tâm công tác, gắn bó với trường, lớp, học sinh nơi này”, cô Ngọc vui mừng.

Với cô Ngọc và nhiều thầy cô xa nhà đang công tác tại xã đảo Thạnh An, món quà cuối năm của Công đoàn ngành dành cho thầy cô càng thêm ý nghĩa khi năm nay, trong điều kiện dịch bệnh, nhiều giáo viên xa quê không thể về quê ăn Tết.


Vũ Th Ngc (Trưng Văn phòng đi din phía Nam Công đoàn Giáo dc Vit Nam) (ngoài cùng bên trái) và bà Nguyn Th Gái (Ch tch Công đoàn Ngành Giáo dc TP.HCM) thăm nhà công v ca giáo viên Thnh An mi đưc nâng cp khang trang, sch đp

“Năm nay dịch bệnh, dù không được về Nghệ An ăn Tết nhưng trước tình cảm của Công đoàn Ngành giáo dục TP khiến em ấm áp hơn rất nhiều…”, cô Ngọc xúc động.

Cũng như cô Ngọc, cô Nguyễn Thị Hòa đến nay đã có 10 năm công tác tại Trường THCS – THPT Thạnh An. Căn phòng nhỏ của cô và con trai 14 tháng tuổi tại khu nhà công vụ những ngày giáp Tết được trang hoàng tinh tươm. Những cánh mai vàng quyện vào màu sơn xanh của khu nhà mới, tựa như đang thắp lên những niềm hy vọng trong nắng đảo.

“Điều kiện nơi đây dù còn nhiều khó khăn nhưng được lãnh đạo Sở, Công đoàn ngành quan tâm, chăm lo tôi thấy được động viên rất nhiều. Có nhà mới, tôi thêm an tâm công tác, gắn bó lâu dài với xã đảo…”, cô Hòa chia sẻ. 

Từ Củ Chi, xung phong công tác tại xã đảo thạnh An, thầy Nguyễn Bá Lâm (giáo viên Trường TH Thạnh An) vui mừng và xúc động khi thấy khu nhà công vụ dành cho giáo viên được sửa chữa, nâng cấp khang trang, sạch đẹp. Với thầy, đây là món quà Tết ý nghĩa, là nguồn động viên to lớn gúp giáo viên xa nhà có chỗ ở “tinh tươm”, tiếp tục vượt khó “bám” đảo…

Khu nhà công vụ cho giáo viên xã đảo Thạnh An được khởi công xây dựng từ hơn 10 năm trước, là món quà động viên, chia sẻ của Công đoàn Ngành Giáo dục TP.HCM dành cho giáo viên xa nhà công tác tại xã đảo Thạnh An. Qua thời gian khu nhà đã xuống cấp, mỗi lần mưa là ngập nước, khiến đời sống của thầy cô nơi đây thêm khó khăn…

Trước khó khăn này của giáo viên, năm 2021, Công đoàn Ngành Giáo dục TP một lần nữa đã đứng ra duy tu, sửa chữa khu nhà công vụ với tổng kinh phí 800 triệu đồng. Sau 1 năm nâng cấp, sửa chữa, mới đây khu nhà công vụ đã hoàn thành với 7 phòng khang trang, sạch đẹp, là chỗ ở cho 12 giáo viên cùng gia đình đang công tác trên địa bàn xã đảo.

Ngoài khu nhà mới nâng cấp, “Tết sum vầy” năm 2022 do Công đoàn Ngành Giáo dục TP tổ chức cũng đã đến với thầy cô xã đảo Thạnh An và giáo viên huyện Cần Giờ. Gần 200 phần quà Tết được trao tận tay mỗi thầy cô, là tình cảm yêu thương, trân trọng mà thầy cô giáo nội thành gửi gắm đến thầy cô giáo nơi đây.

Tiếp sc cho giáo viên t Tết sum vy

Xúc động trước tình cảm của Công đoàn Ngành Giáo dục TP chăm lo cho giáo viên ngoại thành suốt nhiều năm qua, bà Võ Thị Diễm Phượng (Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ) bày tỏ, cứ xuân đến Tết về là giáo viên lại mong ngóng Công đoàn ngành về thăm. Công đoàn đi đến đâu, giáo viên phấn khởi đến đó.

“Dù khó khăn do dịch bệnh nhưng đội ngũ giáo viên huyện đã luôn nỗ lực, cố gắng vượt khó, là địa phương đầu tiên thí điểm dạy học trực tiếp trên toàn TP. Sự quan tâm hỗ trợ của Công đoàn ngành với huyện và xã Thạnh An là nguồn động viên cực kỳ lớn, ý nghĩa để thầy cô thêm gắn bó, thầy và trò huyện thêm được tiếp sức, đội ngũ cùng nhau nắm tay hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, bà Phượng rưng rưng. 

Bà Nguyễn Thị Gái (Chủ tịch Công đoàn Ngành Giáo dục TP.HCM) chia sẻ, các phần quà giá trị vật chất không nhiều nhưng là tấm lòng của thầy cô giáo trong ngành gửi gắm đến thầy cô Cần Giờ. “Tôi rất trân trọng những đóng góp của thầy cô cho giáo dục huyện Cần Giờ nói chung và xã đảo Thạnh An nói riêng. Là địa bàn khó khăn nhất TP song bằng tình yêu nghề, các thầy cô đã luôn vững tay chèo, vượt qua khó khăn bền bỉ yêu nghề, đứng lớp…”, bà Gái bày tỏ.


Tết sum vy đến vi giáo viên xã đo Thnh An

Lần đầu tiên thăm đảo Thạnh An, bà Vũ Thị Ngọc (Trưởng Văn phòng đại diện phía Nam Công đoàn Giáo dục Việt Nam) cảm phục và trân trọng trước sự “dũng cảm” của thầy cô nơi đây khi đã bỏ qua những khó khăn, “bám” đảo làm tốt công việc gieo chữ trồng người mà ngành giao phó. Gieo chữ ở vùng khó thì thầy cô đã phải vượt qua chính bản thân mình.

Bà Ngọc đánh giá cao các hoạt động ý nghĩa của Công đoàn Ngành Giáo dục TP.HCM, nhiều năm qua luôn nỗ lực chăm lo tốt đời sống của giáo viên trong ngành và thêm nữa còn đồng hành với tất cả các tỉnh thành bạn. 26 tỉnh thành đã được Công đoàn ngành trao nhà công vụ cho giáo viên; Hàng trăm ngàn bộ áo dài đã vượt địa lý, trao tay đến giáo viên các tỉnh khó khăn trên khắp cả nước. Trong dịch bệnh, hơn 4,4 tỷ đồng đã được Công đoàn ngành chăm lo cho giáo viên…

“Là đơn vị đi đầu trong tất cả các hoạt động Công đoàn giáo dục trên cả nước, các con số mà Công đoàn Ngành Giáo dục TP.HCM thực hiện, trao đi là những con số ấn tượng. Chương trình Tết sum vầy, sửa chữa nâng cấp nhà công vụ giáo viên… là nguồn động viên, thể hiện sự quan tâm của Công đoàn Ngành Giáo dục TP đến với thầy cô, phần nào tiếp sức giúp thầy cô vượt khó…”, bà Ngọc nhìn nhận.

Yến Khương

Bình luận (0)