Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Ra đề ngữ văn theo chương trình mới

Tạp Chí Giáo Dục

Trong Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018 đang trin khai, B GD-ĐT yêu cu khi ra đ kim tra đánh giá môn ng văn, giáo viên không s dng ng liu trong sách giáo khoa vi k vng s xóa b đưc cách hc vt, hc t, hc thuc văn mu ca mt b phn hc sinh như lâu nay.


Vic ra đ theo yêu cu chương trình mi nhm tng bưc giúp hc sinh loi b tư duy hc thuc, dùng văn mu, bó hp kiến thc trong sách giáo khoa (nh minh ha). Ảnh: Y.H

Năm học 2023-2024 hiện nay đã là năm thứ 3 ở bậc THCS và năm thứ 2 ở bậc THPT triển khai giảng dạy Chương trình GDPT 2018. Theo lộ trình, đến năm học 2024-2025 là sẽ thực hiện cuốn chiếu xong chương trình mới.

Hin trng vic ra đ kim tra môn ng văn

Do tình trạng thực hiện cùng lúc cả hai chương trình GDPT cũ và mới, nên hiện nay ở các địa phương, các trường, việc ra đề kiểm tra đánh giá còn diễn ra đồng thời theo yêu cầu của cả chương trình mới (2018) lẫn chương trình cũ (2006). Các lớp đã và đang cải cách thay sách (lớp 6, 7, 8 và 10, 11) thì ra đề theo yêu cầu của chương trình mới, còn các lớp chưa triển khai thay sách (lớp 9 và 12) thì vẫn ra đề theo yêu cầu của chương trình cũ; nhiều địa phương đang thực hiện đề kiểm tra môn ngữ văn kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận đối với các lớp chương trình 2018 và tự luận hoàn toàn đối với chương trình 2006. Riêng về nhóm các lớp đã và đang triển khai chương trình mới, mỗi nơi áp dụng mỗi hình thức ra đề ngữ văn khác nhau.

Để tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá môn ngữ văn, ngày 21-7-2022 Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn ở trường phổ thông, trong đó: không yêu cầu cụ thể hình thức kiểm tra đánh giá (trắc nghiệm hay tự luận) mà nhấn mạnh việc đánh giá học sinh trong môn ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc đánh giá chính xác, khách quan phẩm chất và năng lực học sinh theo yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT 2018; phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh; tạo cơ hội cho các em phát huy khả năng sáng tạo, gợi mở trí liên tưởng, tưởng tượng. Do đó, đến thời điểm này, theo chủ trương “giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục về chuyên môn”, Bộ GD-ĐT vẫn chưa thống nhất một hình thức đề cụ thể nào, hoặc ban hành một đề kiểm tra đánh giá mẫu cho môn ngữ văn, khiến các giáo viên ra đề còn nhiều băn khoăn khi lựa chọn các hình thức đề.

Ra đề ngữ văn theo chương trình mới như thế nào cho phù hợp?

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD-ĐT qua tập huấn, giáo viên ra đề kiểm tra ngữ văn theo chương trình mới cần lưu ý một số vấn đề sau: Thứ nhất, về cấu trúc đề, bố trí cân đối giữa hai phần đọc hiểu và viết. Hiện cấu trúc đề kiểm tra mà một số địa phương, một số trường đang triển khai theo hướng dẫn qua tập huấn của Bộ GD-ĐT đối với những lớp thực hiện chương trình mới thì đề gồm 2 phần: phần đọc hiểu 6,0 điểm và phần viết 4,0 điểm. Cụ thể: phần đọc hiểu sẽ có 8 câu trắc nghiệm (4,0 điểm) và 2 câu tự luận nhỏ (2,0 điểm); còn phần viết là 1 câu tự luận (4,0 điểm) được vận dụng các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Thứ hai, về nội dung đề, không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa. Cũng trong Công văn 3175 nêu trên, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa để xây dựng đề kiểm tra trong cả hai phần đọc hiểu và viết: “Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn”. Nghĩa là: khi ra đề thi, kiểm tra định kỳ, giáo viên sẽ không sử dụng lại những tác phẩm văn học có trong sách giáo khoa để biên soạn đề, mà giáo viên sẽ lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để soạn đề kiểm tra, đánh giá học sinh. Mục đích của Công văn số 3175 nhằm khắc phục tình trạng văn mẫu ở chương trình 2006. Thứ ba, về hình thức đề, kết hợp kiểm tra trắc nghiệm với tự luận. Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể môn ngữ văn sẽ thực hiện ra đề kiểm tra đánh giá theo hình thức nào: tự luận hoàn toàn, hay tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan, và các địa phương vẫn chưa nhất quán khi áp dụng. Tuy nhiên, về hình thức đề kiểm tra theo nội dung Bộ GD-ĐT đã tập huấn, đang thực hiện kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận.

Đôi điu v vic ra đ trc nghim khách quan

Kiểm tra trắc nghiệm hoặc kết hợp trắc nghiệm với tự luận là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, phần đọc hiểu chiếm 60% điểm số của đề, chủ yếu sẽ được soạn theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Trên cơ sở tỷ lệ điểm số đó, nhiều ý kiến lo ngại rằng dạng đề trắc nghiệm sẽ không phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh.

Chúng ta đều biết, có 5 dạng câu trắc nghiệm khách quan thường được sử dụng khi ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn của học sinh nói chung, gọi là trắc nghiệm khách quan, bao gồm: Dạng 1: Câu trả lời ngắn, là câu trắc nghiệm đòi hỏi học sinh chỉ trả lời bằng câu rất ngắn. Dạng 2: Trắc nghiệm điền khuyết, là loại câu hỏi nêu một mệnh đề có khuyết một bộ phận, học sinh phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống. Dạng 3: Trắc nghiệm ghép đôi, yêu cầu học sinh nối mỗi ngữ liệu ở cột A tương ứng với một ngữ liệu phù hợp ở cột B. Dạng 4: Trắc nghiệm đúng – sai, câu sẽ đưa ra một nhận định, học sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời ghi vào ô trống, đúng ghi Đ, sai ghi S. Dạng 5: Trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, là dạng câu hỏi lựa chọn đa phương án, học sinh phải suy nghĩ để lựa chọn được câu trả lời đúng.

Thực ra, dạng trắc nghiệm 4 ở trên cũng chỉ là một trường hợp riêng của dạng 5 nhiều lựa chọn, nhưng chỉ với 2 phương án trả lời. Có lẽ, khi ra đề trắc nghiệm, giáo viên nên ưu tiên chú trọng dạng 1 (trả lời ngắn) và dạng 2 (trắc nghiệm điền khuyết) hơn 3 dạng còn lại, nhằm giảm bớt khả năng xác suất ăn may của bài làm, nhất là dạng 4 (trắc nghiệm đúng – sai). Dễ nhận thấy, hình thức trắc nghiệm có thể đánh giá tốt phần đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt của học sinh, phù hợp cho việc kiểm tra đánh giá với phân môn tiếng Việt hơn là phân môn văn học. Với phân môn văn học, đề trắc nghiệm sẽ khiến cho học sinh giảm dần đi kỹ năng cảm nhận, thể hiện năng lực cảm thụ văn học, dần rời xa cảm xúc; giáo viên sẽ mất dần vai trò là người truyền cảm hứng học văn cho học sinh. Vì vậy, phần viết với hình thức tự luận – chiếm 40% điểm số – sẽ đánh giá năng lực của học sinh về sử dụng ngôn ngữ, tư duy giải quyết vấn đề, khả năng tạo lập văn bản theo yêu cầu.

Môn ngữ văn, suy cho cùng, dù kiểm tra đánh giá theo hình thức nào cũng đều hướng học sinh đến kỹ năng tư duy, lựa chọn tri thức và sử dụng tiếng Việt, để trình bày hiểu biết suy nghĩ và tình cảm của mình, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng và tư duy logic. Việc ra đề theo yêu cầu chương trình mới nhằm từng bước giúp học sinh loại bỏ tư duy học thuộc, học tủ, dùng văn mẫu, đề mẫu và bó hẹp kiến thức trong sách giáo khoa.

Đội ngũ giáo viên môn ngữ văn rất mong trong thời gian sớm nhất, Bộ GD-ĐT có văn bản hướng dẫn thống nhất hình thức kiểm tra đánh giá môn ngữ văn và công bố một đề mẫu (cả về cấu trúc, hình thức và nội dung) chính thức đối với môn này, nhằm tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt hơn nữa yêu cầu đổi mới của Chương trình GDPT 2018.

Đ Thành Dương

 

Bình luận (0)