Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chế tạo giấy… từ giấy

Tạp Chí Giáo Dục

Thay vì kết thúc s phn trong st rác hoc các va ve chai, giy tp hc sinh sau khi s dng đã đưc “lt xác” đ tăng thêm tui th. Vic này không ch giúp tiết kim chi phí trong quá trình s dng giy mà còn góp phn làm gim ô nhim môi trưng.


Hi Yến (trái) và Minh Anh làm đ trang trí t giy tái chế

Đây là sáng kiến của hai học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10, TP.HCM) – Lê Huỳnh Hải Yến (lớp 11L2) và Phan Nguyễn Minh Anh (lớp 10L3) – qua dự án “Giấy… từ giấy”.

Biến giy cũ thành giy mi

Sau khi kết thúc một năm học, các em học sinh thường thu dọn và bỏ đi những thứ không cần thiết để góc học tập của mình được gọn gàng, sạch sẽ. Trong những thứ bỏ đi đó, giấy tập chiếm số lượng nhiều nhất. Để thanh lý chúng, các em thường đem bỏ sọt rác để nhân viên môi trường đến xử lý hoặc đem bán ve chai giá rẻ. Thấy tiếc và lãng phí những trang giấy mình từng nâng niu, chăm chút viết từng chữ để học tập phải bỏ đi vì không thể sử dụng, từ tháng 9-2021, Hải Yến và Minh Anh đã nảy ra ý tưởng độc đáo biến giấy cũ thành giấy mới qua dự án “Giấy… từ giấy”.

Hải Yến (trưởng nhóm) cho biết, để có được những tờ giấy tái chế từ giấy tập cũ, em và Minh Anh phải tìm hiểu, nghiên cứu rất nhiều cách để tạo ra sản phẩm ưng ý. Qua nhiều lần thử nghiệm, nhóm rút ra được công thức khá đơn giản ai cũng có thể làm được. Đầu tiên là công đoạn xé giấy cần tái chế thành những mẩu nhỏ, sau đó ngâm trong nước. Khi giấy thật mềm mới tiếp tục tạo thành bột giấy bằng máy xay, cối hoặc chày. Tiếp đến, đổ bột giấy vào khay nước lớn hơn khung và khuấy, bỏ những bột giấy bị vón đi. Nhúng khung lưới vào hỗn hợp, nhấc lên, căn chỉnh cho giấy đều, bỏ phần nước còn sót trên khung. Cuối cùng là công đoạn mang giấy đi phơi hoặc sấy để sử dụng. Ngoài ra, nhóm còn có cách tái chế khác đó là sau khi tạo thành bột giấy, tiếp tục dùng tay để tạo hình cho từng tờ giấy trên một mặt phẳng. Tiếp đến dùng khăn đè, chỉnh bột giấy lại như ý rồi mang ra ánh nắng phơi khô. Ưu điểm của loại giấy này là người tái chế có thể tạo được nhiều hình dáng khác nhau và cả độ dày. Đặc biệt, giấy còn có thể pha với nhiều màu sắc khác nhau hay thêm ít nguyên liệu từ thiên nhiên như hoa, lá, cỏ khô… để thêm điểm nhấn cho tờ giấy cũng như tạo nét độc đáo riêng mà chỉ có giấy tái chế mới có được. “Tờ giấy do chúng em tạo ra còn nhiều khuyết điểm như chưa đều, sần sùi, chưa thẩm mỹ… Nhưng đó là bước đầu để chúng em nghiên cứu sâu nhằm tạo ra nhiều tờ giấy chất lượng hơn nữa”, Hải Yến chia sẻ.


Các bưc tái chế giy

Cầm tờ giấy do mình tạo ra, Minh Anh hồ hởi nói: “Sản phẩm của chúng em không hoàn thiện 100% và đẹp như tờ giấy ban đầu nhưng có thể vẽ, dùng ghi chú lại những thông tin cần thiết hoặc trang trí đồ dùng học tập. Hiện tại, do bận rộn việc học nên chúng em chỉ tạo ra được vài tờ giấy để phục vụ cho dự án. Khi nào có nhiều thời gian, chúng em sẽ nâng cấp dự án và nghiên cứu thêm để làm sao tờ giấy đẹp hơn, bề mặt được láng mịn, bằng phẳng”.

Gim ô nhim môi trưng

Có thể nói, giảm ô nhiễm môi trường sống là vấn đề cấp thiết hiện nay. Mỗi ngày, lượng rác thải vứt ra môi trường rất lớn gây ra nhiều hệ lụy, nhất là sức khỏe con người. Và việc chế tạo giấy cũng góp phần vào việc gây ô nhiễm môi trường. Các nhà máy giấy và bột giấy sinh ra một lượng lớn nước thải từ quá trình sản xuất, thành phần nước thải của ngành này có độc tính rất cao do chứa các hỗn hợp phức tạo từ dịch chiết trong thân cây như nhựa, axit béo, lignin và một số sản phẩm phân hủy của lignin đã bị clo hóa có độc tính sinh thái cao, rất khó phân hủy trong môi trường. Nếu lượng nước thải này không được xử lý thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nguồn nước tiếp nhận. Tuy nhiên, nếu biết cách tái chế giấy sẽ giảm được lượng rác thải đáng lo ngại cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo nghiên cứu của Hải Yến và Minh Anh, một tấn giấy mà nhóm tái chế sẽ giúp tiết kiệm được 17 cây xanh, khoảng 1.438 mét khối dầu, 26,32 mét khối nước, 4.077 kw/h năng lượng, 266kg chất ô nhiễm không khí và 2.798 mét khối không gian bãi rác. “Nếu giấy được tái chế bằng giấy cũ không chỉ tiết kiệm chi phí sử dụng giấy mà còn góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường”, Hải Yến cho biết.


Giy tái chế có th dùng ghi li thông tin cn thiết

Hải Yến cho biết thêm, khi cần ghi lại một thông tin ngắn nào đó, thay vì chúng ta sử dụng tờ giấy mới và sẽ vò nát rồi vứt ra môi trường thì có thể dùng giấy tái chế để tiết kiệm giấy cũng như chi phí mua giấy. Hay khi vẽ để trang trí góc học tập hoặc vẽ nhằm giải trí trong những lúc căng thẳng, chúng ta cũng có thể dùng tờ giấy tái chế để thực hiện ý muốn. “Tuy không phải lúc nào cũng sử dụng được tờ giấy tái chế đó nhưng chúng ta hãy tận dụng khi có thể thì chắc chắn sẽ mang lại kết quả tích cực”, Hải Yến kỳ vọng.


Tranh v trên giy tái chế

Việc tái chế giấy không mới vì có nhiều nhóm học sinh từng làm để lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường và được đánh giá cao. Tuy nhiên, với dự án “Giấy… từ giấy” của Hải Yến và Minh Anh đã mở ra hướng mới khi giấy được tái chế không chỉ bằng nguyên liệu có trong tự nhiên mà bằng những trang giấy đã qua sử dụng – thứ mà lâu nay mọi người ít quan tâm. Điều đặc biệt ở dự án “Giấy… từ giấy” là trong suốt quá trình tái chế, các em không sử dụng loại hóa chất nào, chỉ có 2 thành phần chính là nước và giấy cũ. Vì vậy không mất quá nhiều chi phí sản xuất cũng như có yếu tố hóa học gây hại môi trường. Hơn hết, các em còn gửi gắm thông điệp đến mọi người rằng, chúng ta có thể tái chế các vật dụng bỏ đi thành đồ có ích. “Qua dự án này, chúng em nhận ra rằng những điều nhỏ nhặt như tờ giấy đã qua sử dụng vẫn có thể tái chế lại và được sử dụng một lần nữa, góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống”, Hải Yến chia sẻ.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)