Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Hóa giải” căn bệnh trầm cảm học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Bi thc thông tin tiếp nhn, thiếu s đnh hưng… là nhng nguyên nhân dn đến trm cm la tui hc đưng.


Theo các chuyên gia tâm lý, tình yêu thương trong gia đình và nhà trư
ng là năng lưng tích cc đ hc sinh vưt qua nhng vn đ v tâm lý (nh minh ha)

Trm cm do… bi thc thông tin

Từ kinh nghiệm nhiều năm làm công tác tư vấn tâm lý học đường, ThS. Hoàng Sĩ Đăng (chuyên gia tư vấn tâm lý) nhìn nhận, hiện nay người trẻ trầm cảm thường bắt nguồn từ nguyên do “quá tải” các thông tin trong cuộc sống. Khi quá tải, lại không có sự định hướng, dẫn đến không xác định được bản thân, dễ dàng bị tổn thương, lạc lối. Lứa tuổi dễ bị tổn thương là từ bậc THCS trở đi, khi các em đang hình thành “cái tôi cá nhân”, đang dung nạp những giá trị văn hóa, tinh thần để phát triển bản thân. “Chúng ta đang sống trong một xã hội thặng dư, giá trị vật chất không phải là bài toán quá thiếu thốn với nhiều gia đình. Nỗi lo về ăn uống không còn quá đặt nặng. Cạnh đó, xã hội về thông tin cũng lên ngôi. Chỉ với một chiếc điện thoại, học sinh có thể tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin, văn hóa khác nhau. Trong giai đoạn đang định hình bản thân, hình thành nhân cách thì những điều này vừa là thuận lợi song cũng là bất lợi với mỗi người trẻ, mỗi học sinh”, ThS. Hoàng Sĩ Đăng cho biết.

Nêu rõ hơn, chuyên gia tâm lý này cho hay, trong lứa tuổi đang tiếp nhận thông tin, nếu thiếu đi sự định hướng, dẫn dắt của người lớn thì người trẻ, học sinh dễ rơi vào trạng thái ngột ngạt, bội thực, mất phương hướng trước những luồng thông tin cả tích cực lẫn tiêu cực. Khi thông tin quá nhiều, các em sẽ tự so sánh mình với bạn bè về gia đình, về điểm số, về quan điểm sống, từ đó chính các em sẽ gây áp lực cho bản thân, chán ghét bản thân. “Một trong những biểu hiện nặng của trầm cảm đó là chán ghét bản thân, tự làm đau mình, thậm chí là tự tử. Đôi khi lựa chọn tự tử không còn là vì lạc lối mà vì không có người lắng nghe. Lứa tuổi trầm cảm thường rơi vào từ bậc THCS trở lên, khi các em có ý thức về cái tôi, màu sắc riêng, suy nghĩ riêng, định hình bản thân”, ThS. Hoàng Sĩ Đăng phân tích.

Trong khi đó, chuyên gia tư vấn tâm lý học đường Nguyễn Bích Hạnh cho rằng ở lứa tuổi học sinh, đa phần các em rơi vào trầm cảm là do ba mẹ kỳ vọng quá cao, ép học quá nhiều; học sinh vừa trải qua cú sốc tâm lý hoặc chứng kiến điều gì đó quá khủng khiếp; gặp một biến cố, vấn đề nào đó ở gia đình; một số trường hợp là do bị bạn bè “cách ly”… Đến một ngưỡng nào đó các em sẽ nản, muốn buông xuôi. “Từng có một trường hợp học sinh khi ở nhà ba mẹ luôn kỳ vọng, tưởng con mình là thiên tài nên đầu tư nhiều, cho con đi học ngoại ngữ, học thêm các lớp giải toán nhanh. Vậy nhưng, khi bước vào môi trường lớp học toàn các bạn giỏi thì em này cảm thấy bị ngộp, không theo kịp và thất vọng chính bản thân mình. Lâu dần em đó cảm thấy quá sức và nghỉ học”, chuyên gia này dẫn chứng.

Ngoài ra, chuyên gia Nguyễn Bích Hạnh nhận định, trong độ tuổi học đường, nếu bị bạn bè “cách ly”, không cho chơi chung thì các em sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn trong chính lớp học của mình và sẽ tìm cách thoát ra. Nếu trong trường hợp này mà gia đình, giáo viên không tinh ý, không lắng nghe và hỗ trợ thì các em dễ rơi vào trạng thái cô độc, khép kín, lâu dần sẽ buông xuôi.

Tình yêu thương là năng lưng tích cc vưt qua rào cn tâm lý

Khi nói về câu chuyện tâm lý học sinh hiện nay, cô Nguyễn Đoan Trang (hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM) nhìn nhận: “Học sinh bây giờ rất dễ bị tổn thương”. Theo cô Nguyễn Đoan Trang, học sinh hiện nay phần lớn được sự đùm bọc của gia đình nên các em thường yếu hoặc không có kỹ năng xử lý khi đứng trước một vấn đề nào đó về điểm số, tình cảm bạn bè, thầy cô. Với những học sinh thiếu sự quan tâm, định hướng của gia đình, các em cũng dễ dàng “lạc đường” khi xử lý các tình huống. “Ở bất cứ trường hợp nào, khi đứng trước các mâu thuẫn, nếu không có kỹ năng thì các em cũng đều dễ dàng bị tổn thương. Những tổn thương này lâu dần sẽ âm ỉ khiến các em trầm cảm, có những hành động tiêu cực”, cô Nguyễn Đoan Trang nói.

“Vi nhng hc sinh đang gp vn đ tâm lý, giáo viên cn chú ý nhiu hơn, quan tâm hi han hc sinh nhiu hơn, đc bit là nhng thy cô đưc các em yêu mến, đ các em thy bn thân luôn đưc chia s, quan tâm, không b b rơi. V phía gia đình, phi khơi lên trong các em s t tin, tình yêu thương…”, ThS. Hoàng Sĩ Đăng (chuyên gia tư vn tâm lý) cho biết.

Để hỗ trợ học sinh thoát ra ngoài những thương tổn về tâm lý, không “lạc đường” trước các vấn đề gặp phải, cô Nguyễn Đoan Trang cho biết nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động, có sự tương tác giữa thầy trò, bạn bè, kéo học sinh ra ngoài những suy nghĩ tiêu cực. Cạnh đó, ở từng lớp học, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cũng thường xuyên nắm bắt tâm lý học sinh trong các tiết học, chủ động bắt chuyện, gỡ khó cho các em trước các vấn đề gặp phải. “Để học sinh có thể cởi lòng, chia sẻ với thầy cô các vấn đề mà bản thân gặp phải không phải là chuyện dễ dàng. Chỉ khi các em cảm thấy tin tưởng, được lắng nghe, được tôn trọng thì mới bày tỏ. Vì thế, mỗi thầy cô sẽ vừa là người thầy, vừa là người bạn, bên cạnh những câu chuyện của các em”, cô Nguyễn Đoan Trang chia sẻ.

Trong khi đó, bài toán làm thế nào để nhận biết, hỗ trợ học sinh gặp các vấn đề tâm lý một cách kịp thời, tránh rơi vào trầm cảm, ThS. Hoàng Sĩ Đăng cho rằng đây là câu chuyện dài, không thể giải được trong ngày một, ngày hai. Để giải được thì từ phía gia đình, nhà trường phải cùng theo đuổi từng chút một, làm sao để các em cảm thấy có điểm tựa, cảm thấy được yêu thương và được cổ vũ, tôn trọng.

Trầm cảm có rất nhiều biến tướng, học sinh luôn cần đến sự lắng nghe thấu hiểu. Gia đình cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Trong trường hợp này, liệu sự quan tâm của gia đình đã đủ chưa, đã đủ nhạy cảm để phát hiện ra các vấn đề học sinh gặp phải hay chưa. “Với những học sinh đang gặp vấn đề tâm lý, giáo viên cần chú ý nhiều hơn, quan tâm hỏi han học sinh nhiều hơn, đặc biệt là những thầy cô được các em yêu mến, để các em thấy bản thân luôn được chia sẻ, quan tâm, không bị bỏ rơi. Về phía gia đình, phải khơi lên trong các em sự tự tin, tình yêu thương. Trên hết, khi được yêu thương, quan tâm đúng lúc chính là năng lượng tích cực để bản thân các em vượt qua được những rào cản về tâm lý đang gặp phải”, ThS. Hoàng Sĩ Đăng nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)