Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vực dậy doanh nghiệp trong trạng thái “bình thường mới”

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các chuyên gia, nhà điu hành doanh nghip (DN), s thích nghi, xây dng nn tng chuyn đi s… là nhng gii pháp giúp DN đng vng trưc biến đng thi cuc.


Gii thiu công ngh chuyn đi s cho doanh nghip ti Công viên phn mm Quang Trung

Thay đi đ thích ng

Bà Vưu Lệ Quyên – Tổng giám đốc Biti’s – cho rằng, dù ở trong trạng thái nào DN cũng phải luôn linh hoạt và thích ứng với những phương án đã xây dựng trước để ứng phó với tình hình mới. Đơn cử như trong đợt giãn cách xã hội do dịch Covid-19, chúng tôi linh động trong thời gian, không gian làm việc, sử dụng công cụ trực tuyến để mọi người có thể đáp ứng công việc, đảm bảo đời sống công nhân.

Dịch bệnh làm đảo lộn mọi thứ nhưng dù khó khăn đến đâu cũng đặt hiệu quả công việc và hạnh phúc của cán bộ, công nhân viên lên hàng đầu. Đó là những giá trị cốt lõi mang lại hiệu quả hoạt động mà chúng tôi đang “gieo trồng” và nâng niu.

“4 tháng giãn cách xã hội, doanh thu Biti’s giảm đến 50%, trong khi chúng tôi phải chịu áp lực về cuộc sống của 10 ngàn công nhân, tức 10 ngàn gia đình. Thật sự không đơn giản để làm sao đảm bảo được công ăn việc làm, dù phải ở nhà nhưng vẫn có đồng lương xoay sở”, bà Quyên nhớ lại.

Ông Phan Minh Thông – Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh nhìn nhận, từ sau dịch Covid-19, chúng ta cần phải thay đổi nhiều thứ để thích ứng. Khi ở trạng thái “bình thường mới” là phải làm việc nhiều hơn, sáng tạo hơn để có đơn hàng. Ngay thời điểm dịch bùng phát ở Việt Nam, chúng tôi đã cho hoạt động trang thương mại điện tử với các mặt hàng về nông sản để thích ứng với thay đổi thời cuộc. Thời điểm TP.HCM mở cửa trở lại, giao thương thuận tiện hơn nhưng vẫn duy trì và phát triển trang thương mại điện tử bên cạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn.

Thế giới vừa trải qua dịch Covid-19 thì tiếp tục với nhiều biến động, trong đó có ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh Nga – Ukraina. Vì vậy, trong trạng thái “bình thường mới” phải luôn nỗ lực cố gắng, bởi thế giới thay đổi bất cứ lúc nào.

“Khi cuộc chiến Nga – UKraina nổ ra thì có nhiều lô hàng của chúng tôi đang trên đường đến hai nước này. Lúc bấy giờ, trao đổi với các khách hàng, chúng tôi phải cho dừng lại tại Hà Lan, Singapore, Đức, Thụy Sĩ… và có bán trực tiếp tại một số cảng biển. Có kinh nghiệm thương mại quốc tế nên việc xử lý tình huống không quá khó, tuy nhiên có một số khách hàng ở Nga và Ukraina đang là số 10 đã biến thành số 0, đó là mất mát lớn. Trong 2 tháng đầu năm 2022, doanh số tăng khoảng 30% nhưng chiến tranh xảy ra, doanh số này giảm đáng kể. Khi lập kế hoạch cho năm 2022, Nga là một thị trường hấp dẫn nhưng đùng một cái mọi thứ thay đổi”, ông Thông cho biết.

Cũng ở góc độ điều hành DN, ông Phạm Đình Huỳnh – Giám đốc khối dịch vụ Deloitte Private cho rằng trước biến động chung của thế giới, DN không phải ở trong trạng thái “bình thường mới” nữa mà phải là “bình thường mới thường xuyên”.

Ông Huỳnh phân tích, “bình thường mới” chỉ nhìn nhận sau đại dịch Covid-19, gần đây có thêm biến động từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung làm dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tiếp đến là cuộc chiến tranh Nga – Ukraina. Có nhiều thứ thay đổi chỉ sau một thời gian ngắn như thay đổi về hệ thống tiền tệ, hệ thống khách hàng, biên giới ngày càng mở, kinh tế thế giới ngày càng phẳng… nên DN Việt Nam lúc nào cũng phải đặt mình trong trạng thái “bình thường mới thường xuyên”.

Chuyn đi s

Theo ông Huỳnh, biến động chung của thế giới đem lại nhiều thách thức cũng như cơ hội cho DN. Thực tế, nhiều DN đã tận dụng thời cơ này để chăm sóc và củng cố những gì mình có được, đặt niềm tin vào khách hàng và những người xung quanh mình để cùng nhau vượt qua khó khăn.

“Dù ở trạng thái nào thì DN cũng phải có chiến lược, nhưng trong “bình thường mới” phải xác định thứ tự ưu tiên cần làm gì để đạt được kết quả ngay, không bị mất mát quá nhiều, đồng thời cân chỉnh lại nguồn lực”, ông Huỳnh gợi ý.

Tương tự, bà Quyên cho rằng dịch bệnh, chiến tranh xảy ra đã đưa DN vào một trò chơi với quá nhiều thử thách. Nhưng cũng từ thử thách này, mọi người cùng nhau chinh phục với nhiều sáng kiến hay, áp dụng hiệu quả. “Mục tiêu của các DN là khôi phục lại những con số của năm 2019 trở về trước, vì trong hai năm 2020-2021 doanh thu giảm mạnh. Đây là một thử thách không đơn giản trước tình hình sức mua đang giảm nhưng chúng tôi tin rằng sẽ vượt qua”, bà Quyên nhận định.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm điều hành DN, ông Thông chia sẻ một trong những giải pháp giúp DN đứng vững trước những thay đổi, đó chính là sự thích nghi. Dịch Covid-19 đặt ra rất nhiều thứ khiến ta phải thay đổi tư duy, nếu có thể làm mọi thứ thì làm ngay lập tức, vì không biết ngày mai sẽ thay đổi thế nào. Nếu DN ngừng sáng tạo, ngừng thích nghi thì khó sẽ càng khó hơn.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh cũng là một trong những nền tảng quan trọng đáp ứng với những thay đổi chung, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số. Bà Quyên đúc kết: “Suy cho cùng công nghệ phục vụ cho con người nhưng nếu con người chưa có tư duy số thì cũng không thể nào thay đổi được. Công nghệ là tài sản rất lớn của DN. Hiện nay, trong nước đã có nhiều phần mềm giải pháp hay nhưng không phải giải pháp nào cũng đem lại hiệu quả cho DN, vì vậy cần phải chọn lựa, trải nghiệm để tránh lãng phí.

Trong giai đoạn dịch, chúng tôi đã triển khai phần mềm quản lý nhân sự, đến nay dự án đem lại nhiều lợi ích. Chuyển đổi số phải thực tế, hiệu quả chứ không phải thấy DN khác triển khai là làm theo mà cần hiểu rõ bản chất của nó”.

Trong khi đó, ông Huỳnh cho rằng, chuyển đổi số không phải là chuyện gì đó to tát mà trước hết là sự thay đổi về tư duy. Việt Nam có nhiều lợi thế để chuyển đổi số đó là trình độ công nghệ, sự năng động của người trẻ…

A.Trn

Bình luận (0)