Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Học sinh – sinh viên giữ hồn dân tộc – Kỳ 1: “Của hiếm” thời @

Tạp Chí Giáo Dục

LTS:  Thời gian qua, sự phát triển của nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại đã làm cho các loại hình nghệ thuật truyền thống ngày càng lép vế. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn có những bạn học sinh – sinh viên yêu thích những giá trị cổ xưa của dân tộc. Điều này rất đáng khích lệ trong đời sống văn hóa hiện nay. Chính nhờ những bạn trẻ này mà các bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc được giữ lửa và tiếp tục lan tỏa đến người hâm mộ…


Minh Ti
ến đot gii nht Cuc thi Tiếng đàn tranh Vit online

Dù chuyên ngành sư phạm ngữ văn nhưng bạn Mai Thanh Tiến (sinh viên năm 3, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) lại rất đam mê âm nhạc dân tộc. Cậu sinh viên này không chỉ hát được nhạc dân ca mà còn đàn bầu và đàn tranh rất thành thạo. Tất cả đều do Tiến tự mày mò học, không qua một trường lớp âm nhạc chuyên nghiệp nào.

T cây đàn c ca ông

Dưới tán phượng, Minh Tiến cùng nhóm bạn vừa đàn vừa hát bài nhạc dân ca “Nỗi buồn mẹ tôi” để chuẩn bị cho buổi biểu diễn văn nghệ của trường. Trong nhóm bạn, Minh Tiến đảm nhận vai trò của một nhạc sĩ đàn tranh. Cây đàn đã theo Tiến suốt nhiều năm, thường xuyên đến trường phục vụ văn nghệ. Cây đàn đó không chỉ là kỷ niệm mà còn là thứ tài sản vô giá giúp Tiến “giữ hồn dân tộc”. Tranh thủ lúc giải lao, Minh Tiến đã có những chia sẻ thú vị về hành trình đưa mình đến với loại nhạc cụ truyền thống này.

Minh Tiến kể, gia đình em không có ai theo nghệ thuật nhưng trong dòng họ có người ông từng đi theo đoàn hát cải lương, biết nhiều loại nhạc cụ truyền thống. Năm 2016, sức khỏe của ông bắt đầu yếu dần theo tuổi tác. Ông sang nhà tặng cho Tiến một “tài sản” mà ông vô cùng trân quý và đã lưu giữ bên mình hơn 60 năm qua đó là cây đàn tranh. “Năm đó em 16 tuổi, học lớp 9. Ấn tượng của em về cây đàn là nó có chiều dài hơn 1m, màu nâu và đặc biệt là không có một sợi dây nào vì quá cũ, chỉ còn duy nhất là khung đàn. Nhận cây đàn, em cũng khá băn khoăn vì không biết phải làm gì với nó. Mỗi ngày em chỉ biết lấy cây đàn ra ngắm nghía rồi một ngày nọ em đã đi đến quyết định là “tân trang” lại cho cây đàn mà ông tặng”, Minh Tiến chia sẻ.


Minh Ti
ến chăm chú luyn đàn tranh

Để cây đàn có thể sử dụng được, Minh Tiến đã đi mua dây đàn, trục đàn về ráp. Sau hàng chục lần ráp rồi tháo vì không như ý muốn, cây đàn mới sử dụng được và vang lên những âm thanh ngộ nghĩnh, vui vui bởi sự tò mò của một cậu bé chưa biết gì về đàn tranh. Kể từ đó, Minh Tiến bắt đầu thích thú và lân la học đàn tranh.

Không qua trường lớp âm nhạc chuyên nghiệp, phần lớn những buổi học đàn tranh của Minh Tiến đều từ mạng xã hội. Mỗi ngày, sau giờ học ở trường, Tiến về nhà lên mạng tìm những Youtube giới thiệu về đàn tranh, dạy cách gảy đàn, nhấn nhá… để học. Bên cạnh đó, Minh Tiến còn nhờ các ông cậu của mình tìm giúp tài liệu về nhạc cụ dân tộc để đọc, thậm chí em còn chạy xe đạp hàng cây số để đến nhà văn hóa huyện nhìn thầy cô đàn. Nhờ sự thông minh, nhạy bén, học đâu hiểu đó, sau một năm, Minh Tiến đã đàn được hoàn chỉnh bài hát đầu tiên mang tên “Nỗi buồn mẹ tôi” rồi “Hương tóc mạ non”. Từ nhạc dân ca, Minh Tiến dần chuyển sang những bài hát khó hơn như: “Vọng Kim Lang”; “Lưu Thủy Trường”; “Văn Thiên Tường”… Năm 2018, Minh Tiến tham dự cuộc thi Tiếng đàn tranh Việt online và vinh dự giành về giải nhất. Kết quả đó là sự ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của em trong suốt những tháng ngày tập luyện cũng như hướng về giá trị truyền thống.

Thp lên tình yêu nhc c dân tc

Không chỉ biết đàn tranh, Minh Tiến còn chơi được đàn bầu – loại nhạc cụ không phải ai cũng có thể chơi được vì độ khó rất nhiều so với các loại đàn khác.

Theo Minh Tiến, nói về độ khó thì đàn tranh và đàn bầu đều rất khó chơi, nhưng mức độ khó của đàn bầu nhiều hơn. Bởi đàn bầu không đơn giản là gảy ra tiếng mà người đàn còn phải biết căng giữ cao độ, lúc nào cần nhấn mạnh, nhấn nhẹ để âm thanh phát ra không bị chói tay. Do đặc thù của đàn bầu dùng để thể hiện những ca khúc buồn, não nề, ai oán nên khi đàn, người đảm nhận đàn bầu cũng phải làm sao để góp phần làm nên thành công cho ca khúc đó.

Thanh Tiến đã truyn cho các bn tr mt tình yêu âm nhc dân tc gia thi đi công ngh phát trin như vũ bão. Góp phn to nên mt thế h tr năng đng, sáng to, đy nhit huyết nhưng vn hưng v ci ngun dân tc.

Nhờ biết hát, biết đàn, Minh Tiến còn được mời về các trường THPT biểu diễn cho các em học sinh. “Biết em qua mạng xã hội, các thầy cô Trường THPT Thạnh Lộc (Q.12) đã mời em về phục vụ cho các em học sinh. Em không nghĩ rằng, tình yêu nhạc cụ dân tộc của mình cũng có lúc truyền lửa đến các em học sinh, sinh viên. Em nhận thấy rằng, các bạn trẻ ngày nay đều thích âm nhạc truyền thống nhưng vì các bạn chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận nên chưa phát huy được bản thân. Nếu được, các trường học nên tạo điều kiện cho các em. Xem âm nhạc truyền thống như một môn học để các bạn có thể tìm hiểu, thử sức”, Minh Tiến mong muốn.

Là sinh viên khoa ngữ văn, còn một năm học nữa là Minh Tiến sẽ ra trường và trở thành một thầy giáo trẻ. Trong hành trình ấy, Minh Tiến dự định sẽ đưa âm nhạc truyền thống vào lớp học của mình để giúp các em học sinh vừa tiếp thu bài vừa được nghe được những giai điệu trữ tình từ những ca khúc dân ca, điệu nhạc của dân tộc. “Với những tác phẩm thơ, em sẽ gảy đàn cho các bạn ngâm thơ rồi phân tích bài thơ thay vì chỉ đọc trơn tru theo cách dạy văn truyền thống. Em tin rằng, những em học sinh học tiết ngữ văn của em sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị và thích thú, cảm thấy việc học không hề áp lực, khó khăn”, Minh Tiến bật mí.

H Trinh

Bình luận (0)