Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Việt Nam cần có hệ sinh thái vườn ươm khởi nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Ging như cng đng khi nghip (startup) trên thế gii, trong mi giai đon khi nghip, startup Vit Nam rt cn đưc tiếp cn ngun li công ngh, các chuyên gia cũng như qu đu tư…


Các t chc, cá nhân nhn gii thưng Đi mi sáng to và khi nghip

Từ bức tranh tổng thể về startup Việt trong những năm gần đây, các chuyên gia đánh giá có nhiều dự án khởi nghiệp bị “chết yểu” do chưa có điều kiện để phát triển. Do đó, Việt Nam cần có một hệ sinh thái vườn ươm khởi nghiệp hội đủ các điều kiện: Nguồn vốn, công nghệ và kết nối thị trường.

Đ d án khi nghip không “chết yu”

Trước nhu cầu tìm kiếm quỹ đầu tư của startup, Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM đã và đang tổ chức nhiều chương trình kết nối, trong đó có chương trình kết nối đầu tư các dự án hợp tác với Công ty CP Quản lý đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (ICM) cùng Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo Victory. Theo đó, các dự án đã tiếp cận thị trường mục tiêu, có kế hoạch kinh doanh rõ ràng…, sẽ thuyết trình và thảo luận trực tiếp với đại diện các quỹ đầu tư. Đại diện Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM cho biết, các dự án khả thi sẽ được đầu tư vốn từ 200 ngàn USD đến 2 triệu USD từ VinaCapital Ventures và các quỹ đầu tư khác.

Bên cạnh hỗ trợ gọi vốn, startup Việt cũng được hỗ trợ xúc tiến hợp tác với startup nước ngoài để mở rộng thị trường. Ông Huỳnh Kim Tước (CEO Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ – Sihub thuộc Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM) cho biết, vừa qua Sihub và Trung tâm Kinh tế sáng tạo tỉnh Jeonbuk (Hàn Quốc) đã có buổi thảo luận chương trình hợp tác về việc hỗ trợ xúc tiến các mối quan hệ giữa startup hai nước trong thời gian tới. Theo đó, hai bên tái ký kết hợp tác hỗ trợ startup giữa hai quốc gia. Đặc biệt là hợp tác triển khai công nghệ của Hàn Quốc vào phát triển nông nghiệp tại TP.HCM, trong đó tập trung về công nghệ giống, ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp nhóm rau, củ, quả, hoa, thực phẩm chức năng… “Với chương trình hợp tác này, chúng tôi sẽ lên phương án kết hợp 3 bên, trong đó có Shinhan Bank tổ chức các sự kiện triển lãm kết nối doanh nghiệp quy mô lớn tại TP.HCM và Hà Nội, dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới”, ông Tước thông tin.


Startup Vit tham gia khóa đào to tăng tc “Xây dng mô hình kinh doanh kh thi” do Trưng Kinh doanh Ivey (Canada) và Sihub t chc

Được biết, trong năm 2021, Sihub và Trung tâm Kinh tế sáng tạo tỉnh Jeonbuk đã tổ chức thành công 6 chương trình gặp gỡ tư vấn chuyên sâu giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc với hơn 30 startup nhằm tháo gỡ những khó khăn để mở rộng mô hình của mình. Các chuyên gia khởi nghiệp đánh giá cao các mô hình vườn ươm đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là kênh kết nối các bên với mục tiêu hỗ trợ startup tiếp cận các nguồn lực như công nghệ, vốn và thị trường.

Thúc đy nhân rng mô hình vưn ươm

Bà Trang Bùi (Giám đốc Chương trình Khởi tạo của Sun Asterisk) khẳng định, xây dựng hệ sinh thái vườn ươm hội đủ các nguồn lực trên là cần thiết trước thực trạng khởi nghiệp của Việt Nam hiện nay. Theo đó, với Chương trình Khởi tạo của Sun Asterisk, vườn ươm này cam kết hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực y tế, giáo dục tại Việt Nam. Cụ thể, mỗi startup được lựa chọn từ chương trình sẽ nhận khoản đầu tư ban đầu từ 20-60 ngàn USD hoặc không giới hạn đầu tư chiến lược trong thời gian 1,5-2 tháng trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Ngoài vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp còn được hỗ trợ về công nghệ từ các chuyên gia đang làm việc tại doanh nghiệp CNTT và cam kết hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm.

Ở góc độ nhà khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ, ông Nguyễn Vũ Anh (Công ty CP giải pháp công nghệ Nông Xanh) cho rằng bên cạnh kết nối nguồn vốn, startup cũng rất cần được hỗ trợ từ Nhà nước với một hành lang pháp lý thông thoáng, chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, đặc biệt là đầu tư công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh… “Thực tế, startup Việt có rất nhiều dự án tiềm năng, tuy nhiên do chưa được tiếp cận các nguồn lực nên có nguy cơ “chết yểu” hoặc không thể bứt phá trước sự biến đổi nhanh của thị trường”, ông Anh cho biết.

ƯƠM TO Ý TƯNG KINH DOANH T TRƯNG ĐH

Ông Huỳnh Kim Tước (CEO Sihub) cho biết, nhằm tạo điều kiện tốt hơn nữa cho startup phát triển bền vững, Sihub hướng đến kết nối và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, từ đó thúc đẩy xây dựng TP.HCM trở thành thành phố khởi nghiệp và đứng nhóm đầu khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu của Sihub là ươm tạo ý tưởng kinh doanh từ các công trình nghiên cứu ở trường ĐH. Đồng thời xây dựng các chương trình tăng tốc dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo kênh kết nối thị trường cũng như tháo gỡ những khó khăn mà startup gặp phải. Một trong những chương trình hỗ trợ được startup quan tâm, đó là khóa đào tạo tăng tốc “Xây dựng mô hình kinh doanh khả thi” do Trường Kinh doanh Ivey (Canada) và Sihub tổ chức từ ngày 18 đến 28-4. Đây là một hoạt động của Leader Project được phối hợp triển khai tại Việt Nam. Giảng viên của khóa đào tạo là các chuyên gia quản trị tư vấn, dịch vụ tài chính, lập dự án, có kinh nghiệm trong chuỗi cung ứng… đã và đang điều hành các công ty lớn, đến từ Trường Kinh doanh Ivey.

Ông Phạm Hồng Quất (Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ, Bộ Khoa học – Công nghệ) cho biết, hiện nay Chính phủ rất quan tâm đến hoạt động đổi mới sáng tạo và đưa ra thông điệp ủng hộ cơ chế thử nghiệm thúc đẩy đổi mới, tạo hiệu quả rõ rệt nhất để giúp Việt Nam vượt qua tác động tiêu cực của dịch Covid-19. “Từ các mô hình thành công ở nhiều đơn vị, địa phương, các trường ĐH với nguồn lực về trí tuệ, vốn, thị trường… phát triển những sản phẩm đổi mới sáng tạo của người Việt đi ra thị trường quốc tế hoặc thu hút nước ngoài tham gia là cơ sở để cơ quan quản lý đưa ra chính sách phát triển. Những thành công này rất quan trọng để chúng tôi xây dựng chính sách thí điểm thúc đẩy nhân rộng mô hình này”, Quất nói.

Bài, ảnh: Trng Tri

Bình luận (0)