Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Đưa công cụ truyền thống đến gần giới trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng công c dùng trong sinh hot t thi xa xưa đang đưc lưu gi và trưng bày ti Bo tàng Ph n Nam b, TPHCM. Nhng hin vt này giúp cho thế h tr, nht là hc sinh, sinh viên hiu và thy đưc nhng giá tr v di sn văn hóa tinh thn mà trưc đây cha ông ta đã s dng đ sinh sng và lao đng.


Hc sinh Trưng THPT Năng khiếu Th dc Th thao TP.HCM tìm hiu v công c truyn thng ti Bo tàng Ph n Nam b

Đến phòng trưng bày “Một số nông cụ truyền thống” của Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, các bạn trẻ sẽ được nhìn thấy trực tiếp, thỏa mãn trí tò mò, khám phá những nông cụ truyền thống, người lớn tuổi thì tìm lại ký ức tuổi thơ. Từ giỏ đựng cá, gàu tát nước, chiếc cày, áo mưa, lưỡi hái, ghế ép bánh hỏi, cái lờ… nhuốm màu thời gian nhưng rất giá trị.

Trong những công cụ đó có cái vẫn đang thực hiện nhiệm vụ của mình ngoài đời sống sản xuất như chiếc liềm, cái dao, rựa, đòn gánh… Trong cuộc sống lao động của người nông dân miền Nam, chiếc đòn gánh kĩu kịt trên vai luôn gắn liền với bóng dáng tảo tần, lam lũ, chịu thương chịu khó của người bà, người mẹ. Dù không nhiều nhưng hiện nay người phụ nữ vẫn còn dùng đến nó.

Nhưng cũng có nông cụ đã không còn “đất sống” vì quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với máy móc tân tiến dần thay thế. Như chiếc vòng hái hay lưỡi hái vốn xưa kia dùng để gặt lúa mùa, lúa thân cao nhưng nay lúa ngắn ngày thân thấp. Chưa kể, máy cắt lúa bằng tay đến máy gặt đập liên hợp thi nhau ra đời. Hay cối xay lúa truyền thống xưa, người phụ nữ phải vất vả xay, sàng từng hạt gạo. Khi máy xay xát lúa gạo tự động ra đời, những dụng cụ đó ngày càng lui về quá khứ, chứa đựng kỷ niệm của một thời thương khó.


Gàu tát nưc


Đòn gánh


Nc cy và gi đng cá

Việt Nam là quốc gia nông nghiệp. Truyền thống canh tác nông nghiệp chủ yếu dựa vào thiên nhiên, thổ nhưỡng phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Từ xa xưa đến nay trải qua quá trình lao động, cư dân nông nghiệp đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Trong đó, nông cụ truyền thống là một hệ thống kho tàng tri thức vô cùng quý báu được truyền lại cho các thế hệ.

Nếu như cái cày, cái cuốc, cái bừa… là nông cụ làm đất chủ yếu của cư dân canh tác ruộng nước ở đồng bằng thì cái rựa, cuốc cán gập, gậy chọc lỗ… cũng được sử dụng như công cụ lao động chính của lối canh tác nương rẫy. Ngoài ra, do địa hình sông nước, ao hồ khác nhau ở đồng bằng so với miền núi và cao nguyên dụng cụ đánh bắt cũng có sự khác biệt về hình dáng và chất liệu, nhưng tựu trung mục đích chính là đánh bắt tôm, cá đạt hiệu quả cao. Công việc này rất phù hợp với phụ nữ ở mọi vùng miền.


Dng c bt cá


Đ làm bánh hi

Ông Nguyễn Quốc Chính (Phó Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ) cho rằng, ngày nay, trong nhịp sống đô thị hóa, các dụng cụ truyền thống ngày xưa đã bị cơ giới hóa. Do đó, mong muốn của bảo tàng là giới thiệu những công cụ truyền thống này đến rộng rãi với công chúng, nhất là học sinh, sinh viên để các em hiểu và thấy được những giá trị về di sản văn hóa – tinh thần mà trước đây cha ông chúng ta đã sử dụng những công cụ này trong khai hoang, lập ấp.

Lần đầu tiên được chiêm ngưỡng những công cụ truyền thống, em Quách Cao Minh Anh (học sinh Trường THPT Năng khiếu Thể dục Thể thao TP.HCM) vô cùng thích thú vì lạ mắt. “Những cái này em từng thấy qua nhưng chỉ trên ảnh, trên báo, trên phim, không nhìn rõ và sờ được từng cái. Nay em được đến bảo tàng xem mới biết được là ngày xưa, người Việt mình làm nông rất cực khổ, qua đó giúp chúng em cũng như các bạn trẻ biết thêm về nghề nông của Việt Nam mình”, Minh Anh chia sẻ.

Thúy Kiu

Bình luận (0)