Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Âm của vô thanh!

Tạp Chí Giáo Dục

Có điu thú v là trong tiếng Phn, t “nada” có nghĩa là “âm nhc” nhưng trong tiếng Tây Ban Nha, nó li có nghĩa là “hư không”. S trùng hp ngu nhiên này, dưng như nó mun nói đến điu huyn bí ca ngh thut âm nhc, đó là âm nhc ca hư không – âm nhc ca s tĩnh lng hoàn toàn, mà các triết gia gi nó là âm nhc thun khiết.


Mt điu huyn bí ca ngh thut âm nhc, đó là âm nhc ca hư không – âm nhc ca s tĩnh lng hoàn toàn, mà các triết gia gi nó là âm nhc thun khiết

Âm nhc ca hư không

Nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng nghệ thuật là một điều bí ẩn. Và nguồn gốc thật sự của âm nhạc vẫn là một bí ẩn đối với giới khoa học. Mặc dù, trên thực tế, đã có không ít lý giải cho vấn đề nguồn gốc âm nhạc. Chẳng hạn như âm nhạc là kết quả của sự dư thừa năng lượng, trong cơn xúc cảm mạnh mẽ những âm điệu của con người sinh ra tính nhạc (Herbert Spencer); âm nhạc xuất phát từ nhu cầu sinh lý của con người cũng như động vật muốn thu hút bạn tình (Charles Darwin); âm nhạc bắt nguồn từ ma thuật (Jule Combarieu), từ “tính tò mò” và “niềm vui” (Karl Stumpf)… Tuy vậy, có điều chắc chắn rằng, âm nhạc được hình thành từ những tầng bậc rung động cảm xúc của con người, từ sự tìm kiếm, rong chơi phiêu bồng đây đó của con người với thế giới tự nhiên. Và trong sự giao tiếp đó, thế giới tự nhiên luôn tồn tại bên cạnh chúng ta trong giao thức của những ánh sáng và âm thanh với những bước sóng đầy ma lực và huyền bí.

Có điều thú vị là, trong tiếng Phạn, từ “nada” có nghĩa là “âm nhạc” nhưng trong tiếng Tây Ban Nha, nó lại có nghĩa là “hư không”. Sự trùng hợp ngẫu nhiên này, dường như nó muốn nói đến điều huyền bí của nghệ thuật âm nhạc, đó là âm nhạc của hư không – âm nhạc của sự tĩnh lặng hoàn toàn, mà các triết gia gọi nó là âm nhạc thuần khiết. Đó là loại nhạc mà không ai có thể tạo ra được, nó giống như mạch nước ngầm trong tâm hồn của chúng ta. Nó là sự hài hòa trong tâm hồn, sự thuần khiết trong vũ trụ – sự hài hòa giữa các vì sao, giữa các hành tinh, giữa các sinh linh bé nhỏ… và chính nó là một dàn nhạc giao hưởng vĩ đại của vũ trụ.

Không phải ngẫu nhiên, nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Wolfgang Amadeus Mozart đã “nhìn thấy” và “nghe thấu” âm nhạc của hư không khi cho rằng: “lặng cũng là âm nhạc”, khác hẳn với quan niệm thường thức của lý thuyết âm nhạc cơ bản: “Lặng là sự ngừng vang”.

Song, theo như quan niệm của Mozart thì lặng giống như khoảng trống trong tuyệt tác của những bức tranh mặc họa Trung Hoa, giống như khoảng trống trong các công trình kiến trúc vĩ đại. Bất kỳ công trình kiến trúc nào, từ kết cấu đồ sộ, quy mô hùng vĩ như quảng trường, nhà hát, nhà thờ, đền đài, đình miếu… cho tới kiến trúc dân dụng, trường học, bệnh viện… dù vô tình hay hữu ý, các kiến trúc sư cũng đều tạo ra những khoảng trống nhằm làm nổi bật cho sự hiện hữu của ngôn ngữ kiến trúc hình khối. Do vậy, sự kết cấu hài hòa này làm nên tính chất đồng đẳng giữa hai hình thái tồn tại, hư không và hiện hữu. Trong tác phẩm âm nhạc cũng vậy, âm thanh vang tựa như phần nổi, còn khoảng lặng chìm sâu dưới lòng giá trị biểu hiện. Do đó, thế giới vô hình của lặng vốn đã không hiện hữu, lại còn tùy thuộc vào khả năng siêu nghiệm của chủ thể tiếp nhận, nên ý nghĩa của lặng được quyết định bởi “căn duyên”, “tài phẩm” của từng người.

“Vô thanh thng hu thanh”

Đối với nghệ thuật, khoảng lặng có thể là phút dừng lại của bản đàn hay “một nốt trầm” xao xuyến khiêm nhường trong bản hòa ca của hàng triệu thanh âm, là dấu ba chấm trong một thi phẩm hay khoảng trống – khoảng tối mênh mông trong bức tranh của người hoạ sĩ. Và đối với âm nhạc, cao độ hơn, là sự nhạt dần và tắt hẳn của âm thanh. Khi tiếng đàn đã tắt hẳn, tâm thức con người lúc đó chỉ là sa mạc. Nhưng kỳ lạ thay, sa mạc đó lại phát tiết nên những điệu đàn, cung bậc, tiết tấu, làm tươi nhuộm bốn mùa hoa lá, làm sương khói ngập ngừng, làm con người không cần chụp nuốt âm thanh, mà âm thanh tự kiếm ngõ ngách của tâm thức hòa điệu nhịp nhàng. Hiểu được triết lý này, ta mới cảm thấy thấm thía hơn trong không gian bến Tầm Dương sông nước lạnh lẽo, mênh mông trong thời khắc vắng vẻ, tĩnh mịch của mây mờ trăng ẩn, đã lắng đọng tâm tư vào tiếng đàn của người ca nữ trong tác phẩm Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị. Cái khoảnh khắc im lặng ấy như có ý để người nghe hòa mình vào bản đàn, cảm nhận rõ hơn về cái hay của nghệ thuật. Cung đàn đang cao vút, trong trẻo bỗng dưng chìm xuống, nín lặng, xót xa như lời than, uất nghẹn không thể nói nên lời: “…Biệt hữu u tình ám hận sinh/ Thử thời vô thanh thắng hữu thanh (Âm thầm đau giận ngẩn ngơ/ Tiếng đàn lặng ngắt bây giờ còn hay)”. Nghe bản nhạc đâu chỉ là nghe tiếng đàn có tiết tấu âm thanh mà tác giả còn cảm nhận được khúc tâm tình ẩn chứa bên trong cái “khoảng lặng”, cái vô thanh của bản đàn ấy. Quả thật tài tình, tiếng đàn như vậy hết sức điêu luyện, đã nói lên được công năng vi diệu của âm nhạc bản thể con người.


Hình nh tiếng đàn t bà ca ngưi ca n trong tác phm T Bà Hành ca Bch Cư D

Lại nhớ đến thi gia Đào Nguyên Minh, được mệnh danh là nhà thơ của thiên nhiên, thơ của ông đưa sự giản dị đến chỗ khoái cảm. Trong cuốn “lịch sử các triều đại”, có đoạn viết về ông như sau: “Đào Nguyên Minh không biết nhạc, nhưng ông ta có ở nhà một chiếc đàn rất đơn sơ, không dây và mỗi lần sau khi uống rượu thấy cảm khoái, ông sờ vào đàn để thể hiện những gì mà mình mong muốn”. Các nhà bình luận âm nhạc cho rằng một cử chi như vậy, đã phô trương đủ tính nhạc và ám chỉ đến năng lực hài hòa của mọi âm thanh. Bởi lẽ, cây đàn đơn sơ, mộc mạc, không dùng làm trang trí và trước hết là không có dây. Do vậy, nhà thơ không việc gì phải gãy từng âm riêng biệt “trên cây đàn”, vì cái hộp đàn đã chứa trong mình nó – cùng một lúc – tất cả các âm có được, đó là âm thanh của cái vô thanh!

Vì lẽ đó, trong tâm thức người phương Đông, âm nhạc còn đồng nghĩa với sự tỉnh thức. Đối với tôn giáo, âm nhạc du dương trầm bỗng trong lời kinh, tiếng mõ, nhịp chuông ngân, những nhạc trong nghi lễ tán tụng hàng ngày, khiến người sơ tâm nguôi bớt lòng trần tục. Cao độ hơn, đó là những âm thanh càn quét mọi tâm thức diêu động của hải triều âm, âm thanh viên dung vô ngại vượt ngoài hạn lượng của thế gian, âm thanh của vô thanh từ trong thể thức, và có thứ âm thanh mạnh mẽ đến tột cùng của đỉnh để trở thành vô thanh, rồi cái vô thanh ấy lại tan biến, hòa nhập, cuộn lấy mây bay vào âm điệu hài hòa bao la của trời đất.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)