Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cử tri Đà Nẵng lo lắng tình trạng “hoa hồng” sách giáo khoa

Tạp Chí Giáo Dục

Đoàn đi biu Quc hi TP.Đà Nng va có bui tiếp xúc c tri nhm chun b cho k hp th 6, Quc hi khóa XV din ra vào tháng 11 sp ti.


C tri Đà Nng nêu ý kiến ti bui tiếp xúc c tri trưc k hp th 6, Quc hi khóa XV

Tại buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Hưng Hiếu (Q.Hải Châu) cho rằng, sau 3 năm thực hiện “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”, cho phép các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa đã xuất hiện nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể, sách giáo khoa có nhiều “sạn”, các ngữ liệu, nội dung không phù hợp, gây bức xúc dư luận. Đặc biệt, giá sách giáo khoa cao gấp 3-4 lần so với sách của chương trình cũ.

“Vấn đề đặt ra là giá sách giáo khoa cao do đâu? Có phải do chi phí thị trường, mức chiết khấu trong phát hành sách cao? Điều này làm nảy sinh lo lắng về “nhóm lợi ích”, khiến gánh nặng giá sách giáo khoa đè nặng lên vai người dân”, cử tri Hiếu bức xúc. Theo đó, ông đề xuất đánh giá lại mức chiết khấu, chi phí thị trường có thực sự gây ảnh hưởng đến giá sách giáo khoa hay không để từ đó có quyết sách phù hợp hơn.

Cử tri Nguyễn Thị Kim Dung tâm tư về tình trạng thiếu nhân lực, không có nguồn tuyển, nguồn tuyển không đạt yêu cầu tuyển dụng xảy ra ở nhiều địa phương, nhiều ngành nghề. Trong khi đó rất nhiều sinh viên CĐ, ĐH ra trường không tìm được việc làm, phải đi làm lao động giản đơn hoặc làm trái ngành nghề đào tạo. Điều này gây lãng phí rất lớn và gây bức xúc trong dư luận. Đề nghị Quốc hội sớm có biện pháp khắc phục. “Nên chăng các bộ ngành cần phối hợp chặt chẽ để xác định số lượng cung cầu lao động và quản lý chặt chẽ việc đào tạo ngành nghề cũng như sử dụng nguồn nhân lực đã đào tạo. Còn về phía các cơ sở đào tạo cần vừa bảo đảm chất lượng vừa gắn kết với nơi sử dụng lao động để sau khi đào tạo, người học có nơi làm việc, phát huy kiến thức tay nghề của mình”, cử tri Dung nói.

Trả lời câu hỏi của các cử tri, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội TP luôn quan tâm sát sao vấn đề giáo dục, nhất là vấn đề sách giáo khoa, phát biểu rất nhiều lần trước Quốc hội. Kỳ họp thứ 6 này, Quốc hội sẽ xem xét, báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28-11-2014 của Quốc hội (về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông); đoàn sẽ có báo cáo cụ thể đến cử tri TP sau kỳ họp.

Ngoài vấn đề giáo dục, các cử tri Đà Nẵng còn lo lắng về tình hình cháy nổ. Theo cử tri Nguyễn Văn Nghi (Q.Cẩm Lệ), tình trạng cháy nổ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đe dọa nhiều đến tính mạng con người và thiệt hại về tài sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác quản lý về phòng cháy chữa cháy (PCCC) ở một số nơi còn lỏng lẻo.

Cử tri Nghi mong cấp trên chỉ đạo các ngành chức năng liên quan cần tập trung mạnh mẽ hơn, kiểm tra chặt chẽ hơn trong công tác PCCC.

Cùng ý kiến, cử tri Lê Tấn Ca (Q.Cẩm Lệ) chia sẻ, trên địa bàn phường Hòa Thọ Đông (Q.Cẩm Lệ) nói riêng và TP.Đà Nẵng nói chung, hiện có rất nhiều tòa nhà chung cư. Thời gian gần đây trên cả nước xảy ra nhiều vụ cháy nổ gây nguy hiểm và thiệt hại rất lớn đến người dân không chỉ tài sản mà còn cả tính mạng, đơn cử như vụ cháy ở phố Khương Hạ (Hà Nội) vào ngày 12-9-2023 vừa qua.

“Cử tri và nhân dân đề nghị Nhà nước chỉ đạo các ngành chức năng liên quan cần tập trung mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong công tác kiểm tra để tránh xảy ra các trường hợp thương tâm như vừa qua”, cử tri Ca nói.

Liên quan đến tình trạng cháy nổ và công tác PCCC, Thiếu tướng Trần Đình Chung – Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an – cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCCC; Quốc hội đã thành lập đoàn giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác PCCC. Để giảm bớt thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra cháy nổ, Thiếu tướng Chung cho rằng, ngoài công tác quản lý của cán bộ làm công tác chuyên trách, cán bộ quản lý địa phương thì người đứng đầu các cơ quan, địa phương cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện cho những đơn vị làm công tác PCCC. Bên cạnh đó, người dân cần nâng cao ý thức trong việc chấp hành các quy định về phòng chống cháy nổ, PCCC và tự trang bị cho mình kiến thức thoát nạn thoát hiểm khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

Hàn Giang

Bình luận (0)