Ngày 24-5, tại Hướng Nghiệp Á Âu đã diễn ra tọa đàm “Career Talk: Cơ hội và thách thức của du học nghề tại chỗ trong bối cảnh địa phương hóa toàn cầu hậu Covid-19”.
Các học viên tham gia khóa đào tạo Nghiệp vụ bếp quốc tế tại Hướng nghiệp Á Âu
Tại đây, ông Demetrios Jim Rigogiannis – nhà sáng lập JR Training Pty Ltd (đơn vị triển khai chương trình thực tập có lương và định cư tại Úc) – chia sẻ: “Sau những biến động của dịch Covid-19, các thị trường lao động quốc tế, trong đó có Úc, đang đối diện với “cơn sốt” nguồn nhân lực cho các ngành dịch vụ ăn uống (F&B) – nhà hàng – khách sạn (NH-KS). Riêng TP.Melbourn, Úc hiện đang cần hơn 2.000 đầu bếp và hơn 3.000 vị trí khác trong nhà hàng.Vì đại dịch, nhiều đầu bếp đã về nước và không trở lại Úc nữa…”.
Cũng theo ông Jim, nhu cầu lao động trong lĩnh vực bếp tại Úc tăng nhanh trong nhiều năm qua và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Cụ thể từ 94.400 người năm 2020 lên 112.700 người vào năm 2025. Tuy nhiên, việc quốc gia này thiếu hụt nhân lực đang là vấn đề nổi cộm. Nhiều nhà hàng phải đóng cửa cả chủ nhật, thứ hai, ba, tư… vì không có nhân viên.
Được biết, thu nhập của một đầu bếp tại Úc trung bình là 57.000 đô la Úc, bếp trưởng hơn 70.000 đô la Úc, quản lý bếp khoảng 100.000 đô la Úc.
Vậy làm sao để trở thành đầu bếp ở Úc? Ông Jim cho rằng, ngoài nghiệp vụ bếp thì rất cần khả năng tiếng Anh…
Về vấn đề này, bà Trần Thị Trà My – Phó trưởng phòng đào tạo Hướng Nghiệp Á Âu – thông tin, từ năm 2018, Hướng Nghiệp Á Âu đã hoàn tất ký kết với các đơn vị hợp tác đào tạo để cho ra đời chương trình du học nghề tại chỗ. Trong đó có khóa đào tạo Nghiệp vụ bếp quốc tế. Đây là khóa học có sự hợp tác giữa CSAI (Trường đào tạo nghề, cung ứng nguồn nhân lực cho ngành NHKS Úc, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương) và JR Training với Hướng Nghiệp Á Âu trong công tác đào tạo và thẩm định cấp Chứng chỉ Bếp Quốc tế (Chứng chỉ Xanh) có giá trị tương đương với Chứng chỉ III Nghề bếp Thương mại Úc (Chứng chỉ Đỏ).
H.Triều
Bình luận (0)