Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những ngôi trường xây lên từ thơm thảo lòng dân

Tạp Chí Giáo Dục

Thm thía hết thit thòi và nhc nhn ca vic không biết ch, nhiu nông dân phía đông dãy Trưng Sơn đã tình nguyn hiến hàng chc mét vuông đt đ xây trưng hc. Nhng tm lòng thơm tho y đang lng thm ươm lên nhng mm xanh cho mai sau.


Bà H Th Nuông dù thuc din h nghèo vn tình nguyn hiến đt xây đim trưng Ploang

Tiếng trống mùa tựu trường vang lên báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Khắp các bản làng vùng cao Quảng Trị, những bước chân vui rộn ràng của học sinh và giáo viên cùng trở về trường. Năm học mới, hàng ngàn học sinh được học trong ngôi trường mới khang trang, đủ đầy tiện ích – những ngôi trường được xây lên từ thơm thảo lòng dân thay cho phòng học tạm, tre nứa cũ kỹ.

Không tiếc đt, ch s cháu con tht hc

Điểm trường Ploang (xã Thanh) những ngày đầu năm học mới luôn mang không khí rộn ràng. Nhiều phụ huynh đưa con em đến lớp tranh thủ ghé lại, ngắm nghía những phòng học mới khang trang và nở nụ cười tươi. Nỗi lo mưa bão đến khi con học trong căn phòng cũ xuống cấp nhường chỗ cho niềm vui. Người dân ở thôn Ba Viên, nơi có điểm trường Ploang bảo, sự an tâm đó là nhờ lòng tốt của vợ chồng bà Hồ Thị Nuông.

Chúng tôi theo lời kể ấy tìm về nhà bà Nuông khi mặt trời sắp xuống núi. Căn nhà của bà Nuông nằm cạnh điểm trường Ploang. Nhà cách nứa gỗ, lợp tôn qua thời gian đã cũ nát, xập xệ, các vật dụng bên trong không lấy gì làm giá trị. Vợ chồng bà Nuông có 5 người con, 4 trong số đó đã lập gia đình và sinh sống nơi khác, còn cô con gái út đang theo học lớp 7. Cuộc sống khó nghèo nên thế hệ vợ chồng bà Nuông không có điều kiện đến trường. Không biết chữ, mỗi khi ra xã làm thủ tục hành chính, thậm chí khai sinh cho con cũng chỉ biết nhờ cán bộ xã viết giùm, bà điểm chỉ vào tờ giấy. Nhiều lúc muốn tìm một giấy tờ gì đó, bà cũng phải mang toàn bộ tập hồ sơ của mình để nhờ người sáng chữ tìm hộ. Ở vào tuổi 60, vợ chồng bà vẫn luôn khát khao được học chữ.


Cô trò đim trưng Ploang trên mnh đt do v chng bà Nuông hiến tng đ xây trưng

Vì thế, vài năm trước, khi nghe thôn họp bàn tìm địa điểm xây trường, ông bà đều tình nguyện cắt mảnh đất vườn rộng 200m2 của mình để xây dựng điểm trường Ploang. Ba phòng học kiên cố đã được xây dựng ngay trên mảnh đất của gia đình bà Nuông. Chưa hết, khi thôn cần địa điểm xây nhà văn hóa cộng đồng để thay cho những buổi họp thôn phải đi mượn nhà dân, vợ chồng bà Nuông không ngần ngại cắt thêm 200m2 nữa để phục vụ cộng đồng. Tiếp đó, giữa năm học 2022-2023, điểm trường Ploang thuộc Trường TH Thanh trở nên thiếu không gian vì sĩ số học trò ngày một đông. Bà Nuông bàn với chồng hiến thêm 200m2 để mở rộng điểm trường. Bà Nuông bảo: “Mảnh đất đó nếu giữ lại thì gia đình tôi cũng có thể canh tác hoa màu, tăng thêm thu nhập nhưng thương các cháu thiếu chỗ học. Mình không tiếc đất, chỉ sợ các cháu thất học. Đời mình nghèo khó rồi, không được học chữ rồi nên bây giờ làm được gì để giúp các cháu được đi học thì mình sẵn sàng. Thấy các cháu đến trường, trong lòng mình cũng thấy vui”.

Bà Nguyễn Thị Thủy – Hiệu trưởng Trường TH Thanh bộc bạch: “Chúng tôi rất mừng khi gia đình bà Nuông dù khó khăn nhưng vẫn sẵn sàng hiến đất để các em học sinh có nơi học tập, rèn luyện. Với diện tích đất này, nhà trường xây dựng thêm 2 phòng học kèm khu vệ sinh sẽ được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng trong năm học 2023-2024. Tấm lòng của bà Nuông khiến chúng tôi cảm động và nỗ lực hơn trong sự nghiệp trồng người ở vùng khó này”.

Trách nhim vi thế h tr

Nằm ở địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng Trường TH-THCS A Ngo (xã A Ngo, huyện Đakrông) có cơ sở vật chất khang trang, đạt chuẩn quốc gia. Để có được thành tựu đó, phải kể đến sự đóng góp của người dân trong việc hiến đất xây trường. Còn nhớ năm 2010, khi cơ sở trường cũ đã xuống cấp nghiêm trọng, chính quyền xã loay hoay tìm quỹ đất mới để xây trường, anh Hồ Văn Niêu bấy giờ là Chủ tịch Hội Nông dân xã đã không đắn đo đăng ký hiến 1.200m2 đất hoa màu. Đến năm 2015, nhà trường không có quỹ đất xây nhà hiệu bộ, thêm một lần anh Niêu quyết định cắt đất hiến 1.000m2. Năm 2020, khi được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND xã A Ngo, anh Niêu dành nhiều hơn sự quan tâm cho bà con nghèo và chuyện trường lớp cho con em trong xã. Đầu năm 2021, khi Trường TH-THCS A Ngo triển khai xây dựng mô hình chuẩn quốc gia, anh hiến thêm đất nữa để hoàn thiện các hạng mục cần thiết. “Sinh ra, lớn lên và theo học tại xã miền núi, hiểu thấu nỗi khó khăn của học sinh và giáo viên khi trường lớp còn tạm bợ. “Tôi từng trải qua thời học sinh ở ngôi trường cũ không có không gian vui chơi, giải trí, giáo viên vất vả vì không có nhà công vụ. Thấu hiểu điều đó nên tôi cho đi một phần đất để giúp thầy cô và các em có thêm điều kiện dạy học”, anh Niêu nói.


Cùng vi vic hiến đt, anh H Văn Niêu (bên trái) còn tham gia nhiu hot đng h tr đng bào khó khăn  A Ngo

Quyết định hiến một diện tích đất không hề nhỏ, anh Niêu thuyết phục người thân ủng hộ. “Mình là cán bộ đảng viên, muốn vận động được các hộ dân mình phải gương mẫu tiên phong trước, nói phải đi đôi với làm thì bà con mới tin. Thứ nữa, trường lớp đó sau này chính là con cháu mình được hưởng lợi”, anh Niêu chia sẻ.

Không chỉ riêng bà Hồ Thị Nuông, anh Hồ Văn Niêu, phong trào hiến đất cho giáo dục những năm gần đây luôn được đồng bào vùng cao ở các huyện Đakrông, Hướng Hóa (Quảng Trị) hưởng ứng tích cực. Tin rằng, những ngôi trường được xây lên từ thơm thảo lòng dân sẽ mang đến những mùa quả ngọt.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)