Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lớp học không có… bảng đen, phấn trắng

Tạp Chí Giáo Dục

Không có điu kin đi hc thêm, nhiu hc sinh là con công nhân đã đưc các “gia sư áo xanh” là sinh viên, tình nguyn viên đến nhà tr ph đo, bi dưng thêm kiến thc. Các em không ch đưc ôn tp kiến thc mà còn đưc rèn luyn nhiu k năng đ sn sàng cho năm hc mi.


Lp h khu lưu trú công nhân s 48 (Q.Bình Tân)

Lp hc… dã chiến

Theo ghi nhận của chúng tôi, lớp học không có bảng đen, phấn trắng và bàn ghế học tập đúng chuẩn nhưng có khá đông học sinh tham gia. Có em lấy ghế ngồi làm bàn học, có em ngồi khoanh chân dưới nền nhà… Dẫu vậy, lớp học với các “gia sư áo xanh” ở khu lưu trú công nhân số 48 (Q.Bình Tân) luôn vang tiếng học bài của học sinh, có lúc lại rộn ràng tiếng cười đùa. Lớp học ở đây diễn ra vào chiều thứ ba và thứ năm hàng tuần trong suốt các tháng hè. Nhà chị Nguyễn Thị Kim Hồng (chủ khu lưu trú công nhân số 48) là nơi được chọn làm lớp học cho các em.

Lớp học ở khu lưu trú công nhân số 48 có khoảng 20 học sinh từ 6 đến 15 tuổi. Phần lớn các em đều là con công nhân ở tỉnh lên thành phố làm việc. Tuy nhiên, thời gian qua cha mẹ các em gặp nhiều khó khăn trong công việc như việc ít, không được tăng ca, thậm chí còn giảm giờ làm khiến thu nhập giảm trầm trọng. Vì vậy, việc lo tiền ăn uống và nhà trọ đã khó, chuyện cho con đi học thêm càng khó hơn. “Lớp học được chia thành 3 nhóm với 9 gia sư kèm chương trình từ lớp 1 đến lớp 9”, chị Kim Hồng cho biết. Bạn Nguyễn Thị Ngọc Trân (sinh viên năm cuối ngành giáo viên tiểu học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, trưởng nhóm phụ trách khu lưu trú công nhân số 48) cho biết, trước khi nhận lớp, cả nhóm đã ngồi lại bàn bạc, lên kế hoạch dạy sao cho các tiết học trở nên ý nghĩa nhất. Theo đó, các em tập trung học kiến thức trọng tâm từng môn để bù đắp những kiến thức còn yếu của bản thân.

Theo Ngọc Trân, dạy chương trình THCS có phần dễ dàng bởi các em đã lớn, hiểu chuyện và biết nghe lời. Còn dạy học sinh ở độ tuổi tiểu học thì khó hơn, do các em hiếu động, ham chơi nên lơ là việc học. “Có hôm chúng tôi phải đến tận nhà gọi và nhờ phụ huynh nhắc nhở các em đến lớp. Số lượng học sinh đăng ký ban đầu chỉ khoảng 10 em, từ lớp 1 đến lớp 5, nhưng khi nhận lớp, con số này tăng gấp đôi khiến chúng tôi không khỏi lúng túng”, Ngọc Trân cho biết. Dù gặp một vài khó khăn nhưng hàng tuần, Ngọc Trân cùng nhóm đều lên lịch và sắp xếp nội dung sẽ dạy, mỗi nhóm học sinh có 2-3 gia sư kèm cặp và theo dõi sự tiến bộ của từng em. Để thu hút học sinh đến lớp, nhóm còn lồng ghép nhiều hoạt động ngoại khóa để bồi dưỡng kiến thức, giúp các em vui chơi hè bổ ích. “Mỗi buổi học diễn ra chừng 45 phút, sau đó lớp sẽ chuyển sang phần sinh hoạt vui chơi, giao lưu, thi đố vui có thưởng. Đặc biệt, phần sinh hoạt giao lưu này thường tập trung vào những hoạt động giúp các em hoàn thiện một số kỹ năng như giao tiếp, xử lý tình huống… Với khoảng thời gian ngắn sẽ rất khó để có thể rèn hết được các kỹ năng, do đó nhóm chỉ đặt mục tiêu ngoài ôn tập kiến thức bài vở, cố gắng để các em được học, trải nghiệm thêm càng nhiều kỹ năng càng tốt”, Ngọc Trân cho biết.


Dù chương trình “gia sư áo xanh” đã k
ết thúc nhưng bn Lê Tn Phát (tình nguyn viên ca chương trình) vn duy trì các lp hc sut năm

Chương trình “gia sư áo xanh” do Trung tâm H tr thanh niên, công nhân TP.HCM phi hp vi Trung tâm H tr hc sinh, sinh viên TP.HCM t chc hàng năm. Năm 2023, chương trình trin khai ti 9 khu lưu trú thanh niên, công nhân  TP.Th Đc, Q.Bình Tân, Q.7, Q.8 và huyn Nhà Bè. Các “gia sư áo xanh” là sinh viên, tình nguyn viên có nhim v giúp con công nhân ôn tp li kiến thc đ vng bưc vào năm hc mi.

Nhờ có “gia sư áo xanh” kèm cặp, các em được củng cố kiến thức để sẵn sàng bước vào năm học mới. Em Lâm Thái An (năm nay học lớp 2) có cha mẹ làm công nhân ở Khu công nghiệp Tân Tạo (Q.Bình Tân) nói: “Gia đình em ở Thanh Hóa, khi cha mẹ vào TP.HCM làm công nhân thì đưa em theo cùng. Do công việc của cha mẹ không thuận lợi nên em không được cho đi học thêm trong hè. Nhờ các anh chị “gia sư áo xanh” mà em được ôn tập, học thêm một số phép tính khó. Qua thời gian được ôn tập, hiện em thấy tự tin hơn với kiến thức của mình. Em biết ơn các anh chị lắm…”.

Ngưi thy nhit tình, tn tâm

Tuy bận nhiều công việc mưu sinh nhưng hơn 2 năm qua, bạn Lê Tấn Phát (cựu sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tình nguyện viên nhóm “gia sư áo xanh”) vẫn miệt mài với công việc phụ đạo, bồi dưỡng kiến thức cho con công nhân ở các khu nhà trọ. Tấn Phát cho biết: “Năm nay tôi phụ trách các khu lưu trú công nhân ở Q.7, huyện Nhà Bè và Trường Tiểu học Lý Nhơn (Q.4). Thời gian dạy từ 16 giờ đến 19 giờ 30 thứ hai và thứ tư hàng tuần. Các em là con em những gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Một số em có cha mẹ hay người thân qua đời trong đại dịch Covid-19. Trong quá trình dạy, tôi gặp không ít khó khăn vì các em không cùng lứa tuổi, học các lớp khác nhau. Do đó, tôi phải chọn những phương pháp dạy sao cho hợp lý và dễ hiểu nhất có thể”.

Không chỉ vậy, do quãng đường từ nhà đến chỗ dạy khá xa, rồi khoảng cách giữa các nơi phụ trách cũng không gần nhau nên Tấn Phát cũng gặp khó khăn trong việc di chuyển. “16 giờ lớp học bắt đầu nhưng tầm 15 giờ là tôi đã chuẩn bị lên đường bằng phương tiện xe buýt. Để đến các nơi, tôi phải đi nhiều tuyến xe khác nhau. Mỗi lớp học có vài bạn gia sư phụ trách, khi chương trình “gia sư áo xanh” kết thúc, các bạn sinh viên đều nghỉ ngơi để chuẩn bị cho năm học mới, chỉ còn mỗi tôi xung phong dạy các em đến giờ. Dù hơi vất vả nhưng tôi cảm thấy rất vui vì các em ham học, luôn chăm chú nghe thầy dạy”, Tấn Phát bày tỏ.

Tuy nằm trong chương trình “gia sư áo xanh” nhưng lớp học do Tấn Phát phụ trách khác với những lớp học khác vì bạn tình nguyện duy trì cả năm chứ không dạy trong mùa hè. “Khi tôi dạy, các em biết lắng nghe; ngược lại, các em hay trao đổi kiến thức cùng những gì diễn ra trong cuộc sống xung quanh mình. Đó là những kỷ niệm, niềm vui, hay những khó khăn mà các em gặp phải. Qua những tiết dạy, tôi mong các em có kiến thức, từ đó khi đến lớp các em hiểu bài và cuối năm học đạt kết quả tốt nhất”, Tấn Phát chia sẻ.

Bài, ảnh: Kiu Trinh

Bình luận (0)