Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Các địa phương tìm giải pháp xây dựng trường lớp

Tạp Chí Giáo Dục

Các đa phương ti TP.HCM đã bàn nhiu gii pháp v xây dng trưng lp nhm đáp ng nhu cu hc tp ca hc sinh TP, đm bo đ ch hc cho hc sinh.


TP.HCM tính toán nhiu gii pháp trong xây dng trưng lp, đáp ng đ ch hc cho hc sinh TP

Đa phương nào cũng khó

Trong buổi làm việc của Sở GD-ĐT TP.HCM với các địa phương bàn giải pháp xây dựng cơ sở vật chất trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh TP hiện nay, các địa phương đã nêu ra những khó khăn và giải pháp khắc phục khó khăn nhằm đảm bảo chỗ học cho học sinh.

Phó Bí thư Thư?ng tr?c?Qu?n??y?Q.12?Tr?n V?n??t?th?ng th?n, gi?o d?c qu?n hi?n g?ờng trực Quận ủy Q.12 Trần Văn Út thẳng thắn, giáo dục quận hiện gặp khó khăn ở việc sĩ số học sinh còn cao quá, dẫn đến số học sinh học 2 buổi/ngày, số lớp học 2 buổi/ngày giảm. Nguyên nhân căn bản của các khó khăn này là do thiếu trường lớp. Trong đó nguyên nhân của việc thiếu trường lớp là thiếu vốn và một số dự án chưa được đưa vào danh sách đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. “Giải pháp thực hiện là Ban Thường trực Quận ủy chỉ đạo ráo riết cho UBND quận phối hợp với sở, ngành TP kiến nghị tháo gỡ các khó khăn này” – ông Trần Văn Út nói.

Là địa phương có tốc độ đô thị hóa cao, tuy nhiên Q.Bình Tân lại đối diện với khó khăn về quỹ đất khi thực hiện các dự án trường học. Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Nguyễn Việt Quế Sơn cho biết, hiện nay 100% dự án trên địa bàn quận đều phải thực hiện giải phóng đền bù. Quận đang triển khai 12 dự án, tập trung xây trường tiểu học vì hiện số học sinh tiểu học trên địa bàn quận cao. Đồng thời hướng đến tăng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày trên địa bàn quận.

“Quận đang rà soát để có mặt bằng, có dự án xây dựng trường học, đặc biệt là thực hiện chỉ tiêu đến năm 2025 quận có 700-1.000 phòng học. Quận đã đề xuất TP cho chuyển mục đích sử dụng đối với một số quỹ đất của đơn vị Trung ương, TP sử dụng không hiệu quả để xây dựng trường… Song song đó, quận đang đốc thúc các đơn vị chủ đầu tư theo yêu cầu phải đầu tư trường học trong dự án…” – lãnh đạo Q.Bình Tân nói.

Ông Nguyễn Tăng Minh – Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Q.11 – cho biết, hiện Q.11 đạt được 303 phòng học so với chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay trên địa bàn quận là Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT. Bởi, theo Thông tư 13, nếu một trường 25 phòng học muốn cải tạo, mở rộng thì chỉ còn 4-8 phòng, rất khó khăn để cải tạo trường học trong nội thành. “Quận kiến nghị TP.HCM kiến nghị Bộ GD-ĐT xem lại Thông tư 13, sao cho có điều chỉnh phù hợp với TP.HCM không như các tỉnh thành khác được” – ông Minh đề xuất. 

Tương tự, cũng là địa phương chạm mốc chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trên địa bàn, song Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Q.1 Hoàng Thị Tố Nga chia sẻ, tại Q.1 vấn đề xây dựng trường lớp hết sức khó khăn vì không có mặt bằng. Bà khẳng định, quận luôn chủ trương quan tâm nhất, ưu tiên nhất dành đất để xây dựng phòng học. Hiện quận đang tích cực cho rà soát lại tất cả mặt bằng của quận để có quỹ đất ưu tiên cho giáo dục, y tế.

Đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM thừa nhận, khó khăn của Thông tư 13 đã tác động đến việc các dự án được thông qua chủ trương đầu tư. Đối với TP.HCM thì diện tích đất ít, nhiều khi cũng ảnh hưởng phần nào đến kế hoạch các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, sở đã tham mưu với UBND TP kiến nghị với Bộ GD-ĐT điều chỉnh Thông tư 13. Thông tư 13 quy định: Khu vực vùng ven, ngoại thành là 10m2 đất/chỉ tiêu học sinh. Như vậy, trường có 1ha đất thì cũng chỉ có tối đa 1.000 học sinh. TP.HCM kiến nghị cho phép TP được tính trên diện tích sàn xây dựng, có thể có nhiều tầng và nâng tầng lên nữa. Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục tham mưu UBND TP về điều này.

“Vấn đề đất đai TP rất khó khăn, song Thông tư 13 quy định trường tiểu học không quá 2 tầng, trường trung học không quá 3 tầng thì làm sao có đất mà xây trường” – ông Hiếu nói thêm.

Hoàn thành 4.500 phòng hc mi đến năm 2025

Để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên toàn TP khi hàng năm trung bình TP.HCM gia tăng từ 20.000-40.000 học sinh đầu cấp và đảm bảo mục tiêu đổi mới giáo dục, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hoài Nam thông tin, TP.HCM đã có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp trong giai đoạn 2023-2025.

Cụ thể, trong toàn giai đoạn từ 2023-2025, TP.HCM đặt mục tiêu hoàn thành xây mới 3.115 phòng học, với tổng số 154 trường học, tăng thêm 2.152 phòng học so với thời điểm hiện tại. Các trường học mới đều được xây dựng từ nguồn ngân sách tập trung TP. Bên cạnh đó, sẽ có thêm 1.500 phòng học xây mới theo hình thức xã hội hóa được hoàn thiện trong giai đoạn này, nâng tổng số phòng học tăng thêm trong cả giai đoạn là 3.537 phòng. 


Theo kế hoch, đến năm 2025 TP.HCM s hoàn thành xây mi 4.500 phòng hc

Riêng năm học mới 2023-2024, TP.HCM sẽ đưa vào sử dụng 36 trường học, với tổng số phòng học xây mới là 512 phòng, tăng thêm 367 phòng so với năm học 2022-2023. Các trường học mới được đưa vào sử dụng trong năm học mới tập trung ở các quận 5, 10, Bình Thạnh, huyện Hóc Môn và TP.Thủ Đức…

Dự kiến năm học 2024-2025, TP.HCM sẽ hoàn thành 71 trường học mới, với 1.469 phòng học xây mới. Trong đó, số phòng học tăng thêm là 1.013 phòng so với năm học trước đó. 

Trong năm học 2025-2026, TP.HCM tiếp tục hoàn thiện 47 trường học mới, đưa vào sử dụng 1.134 phòng học mới, tăng thêm 772 phòng so với năm học 2024-2025.

Tính đến năm 2022, toàn TP.HCM hiện có 51.156 phòng học ở các bậc học mầm non, phổ thông. Theo ước tính của các địa phương, đến năm 2025, TP.HCM có khoảng hơn 1,9 triệu học sinh ở các bậc mầm non, phổ thông. 

“Số trường học được xây mới với 4.500 số phòng học tăng thêm đến năm 2025 sẽ đảm bảo được nhu cầu học tập của học sinh trên toàn TP, đặc biệt ở các địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh như quận 12, Bình Tân, Tân Bình, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi và TP.Thủ Đức… Đồng thời đây cũng là nỗ lực để TP.HCM giữ vững chất lượng giáo dục đào tạo, tăng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày, giảm sĩ số học sinh/lớp, tạo điều kiện thuận lợi để thầy cô thực hiện đổi mới giáo dục…” – ông Lê Hoài Nam nhận định.

Khương Yến

Bình luận (0)