Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cần đổi mới đồng bộ môn lịch sử

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc nhng bc xúc ca nhân dân v vic sp xếp môn lch s là môn hc la chn theo đnh hưng ngh nghip, trong phiên khai mc k hp th 3 Quc hi khóa XV (sáng 23-5), Phó Thng Chính ph Lê Văn Thành cho biết, Chính ph s nghiên cu tiếp thu ý kiến ca nhân dân, đi biu Quc hi v vic quy đnh môn lch s là môn hc bt buc trong chương trình giáo dc bc THPT…


Đ lch s không phi là môn hc la ch bc THPT trong Chương trình giáo dc ph thông 2018, theo nhiu giáo viên, phi có s đi mi mt cách đng b  môn này (nh minh ha)

Băn khoăn v thế h hc sinh “khuyết s

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT, lịch sử trở thành môn học lựa chọn trong nhóm tổ hợp môn lựa chọn. “Tổn thương” là cảm giác được thầy Du (giáo viên dạy môn lịch sử tại một trường THPT ở Q.3) “gọi tên” khi môn lịch sử mà thầy gắn bó gần 20 năm qua có nguy cơ trở thành môn học lựa chọn trong trường THPT, bắt đầu từ năm học tới. Thầy Du ví von, điều này tựa như “chết ở trong lòng một ít” – thơ Xuân Diệu.

Thầy Du cho biết trong những năm học qua, thầy luôn nỗ lực đưa môn lịch sử đến gần với học sinh hơn. Từ việc mạnh dạn đổi mới môn học, đến những sáng tạo khi thực hiện dự án dạy học, trong đó học sinh được trải nghiệm, được sắm vai, được tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, thoát ly kiến thức sách giáo khoa… khiến học sinh vô cùng thích thú. Đặc biệt, ý nghĩa hơn cả là qua những đổi mới này, nhiều học sinh lớp 12 đã tự tin hơn khi quyết định lựa chọn lịch sử là hướng đi chuyên sâu trong định hướng nghề nghiệp, trở thành giáo viên dạy lịch sử, nhân viên bảo tàng… “Tôi không hề lo lắng khi học sinh lên THPT không chọn môn lịch sử hoặc ít lựa chọn môn lịch sử khiến những giáo viên dạy lịch sử như tôi ít được quan tâm, chú trọng. Điều tôi lo nhất đó là khi đã trở thành môn học lựa chọn thì làm sao để các em chọn lịch sử, học lịch sử và yêu lịch sử một cách tự nhiên nhất”, thầy Du băn khoăn.

Trong khi đó, cô N.H. (giáo viên dạy lịch sử tại một trường THPT ở TP.Thủ Đức) lại bày tỏ trăn trở về một thế hệ học sinh “khuyết sử” nếu môn lịch sử trở thành môn học lựa chọn trong trường THPT. Cô N.H. nhìn nhận, về định hướng nghề nghiệp của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT, lịch sử được đưa vào môn học lựa chọn để học sinh có hướng đi chuyên sâu hơn, dành cho những học sinh thực sự yêu thích môn học. Thế nhưng, theo cô N.H., với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhiều học sinh không hề có mong muốn đi chuyên sâu với môn lịch sử nhưng các em vẫn rất thích học lịch sử. Học để hiểu hơn về kiến thức lịch sử dân tộc, để trân trọng, tự hào và ý thức hơn trong học tập… “Trong nhiều năm giảng dạy, tôi chứng kiến nhiều em học chuyên khoa học tự nhiên nhưng lại rất thích học lịch sử, học một cách nghiêm túc nhưng lại không chọn lịch sử để làm tổ hợp xét tuyển ĐH. Nếu lịch sử trở thành môn học lựa chọn đồng nghĩa với việc sẽ liên quan đến rất nhiều yếu tố như bắt buộc các em phải học tổ hợp khoa học xã hội và nhất là định hướng nghề nghiệp sau này. Như vậy, vô hình trung việc lịch sử trở thành môn học lựa chọn đã tước đi quyền được học lịch sử của nhiều học sinh dù không có nguyện vọng theo học chuyên sâu nhưng vẫn yêu thích môn học”, cô N.H. trăn trở.

Áp lc ging dy lch s bc THCS

Với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chia thành 2 giai đoạn giáo dục. Trong đó, ở giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), giáo dục lịch sử là nội dung bắt buộc trong toàn bộ giai đoạn giáo dục cơ bản; ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (bậc THPT), lịch sử được bố trí là một môn học trong tổ hợp khoa học xã hội.

Phương pháp dạy học môn lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại. Chương trình môn lịch sử bậc THPT có tổng thời lượng 315 tiết, tăng hơn nhiều so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006 là 140 tiết, nhằm hệ thống hóa, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, giáo dục lịch sử cũng được đưa vào nội dung giáo dục của địa phương với thời lượng 35 tiết cho mỗi lớp, từ lớp 10 đến lớp 12. Đồng thời, môn giáo dục quốc phòng và an ninh bậc THPT là môn học bắt buộc với thời lượng 35 tiết/năm học, trong đó giáo dục cho học sinh về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm được quán triệt giáo dục trong tất cả các môn học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ở đó, nội dung giáo dục lịch sử nói riêng, giáo dục khoa học xã hội nói chung đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu biểu của công dân toàn cầu… ThS. Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10) đặt vấn đề, để học sinh chọn lịch sử làm môn học định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT thì ngay từ bậc THCS, các em phải được khơi lên tình yêu đó. Song song đó, công tác hướng nghiệp ở bậc THCS cũng phải được đổi mới, hướng các em đến các ngành nghề thực tế liên quan đến môn lịch sử.

Ông Phú nhìn nhận, công tác hướng nghiệp cũng như giảng dạy lịch sử ở bậc THCS chưa đủ để đưa học sinh tốt nghiệp THCS nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn nhất về việc lựa chọn môn học này ở bậc THPT. “Muốn lịch sử có chỗ đứng với học sinh một cách tự nhiên nhất thì đặt ra trách nhiệm dạy học môn lịch sử ở bậc THCS – theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được gọi là môn lịch sử – địa lý. Giáo viên phải thực sự đổi mới, sáng tạo để học sinh hiểu và yêu lịch sử như cách các em học các môn khác. Cạnh đó, công tác hướng nghiệp ở bậc THCS phải chuyên sâu, hiệu quả hơn nữa”, ông Phú nhận định.

Tương tự, cô Lý Thị Hồng Thắm (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Q.Gò Vấp) cho rằng, đối với việc phân chia giai đoạn giáo dục thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thì để có thể hướng nghiệp tốt, ngay từ các bậc học dưới (tiểu học, THCS), học sinh phải được trang bị các kiến thức, được trải nghiệm đủ để các em định hình sở thích, sở trường ở môn học nào. “Nói một cách khác, nếu muốn học sinh có thể chọn lịch sử là môn học định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT thì ngay từ bậc THCS, đặc biệt là khối lớp 8, 9, phương pháp và cách thức giảng dạy ở bộ môn này phải có sự đổi mới một cách đồng bộ”, cô Thắm nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Thành Nam

 

Bình luận (0)