Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Biến sân trường thành… trang trại

Tạp Chí Giáo Dục

Thay vì thuê xe đưa hc sinh đến các trang tri bên ngoài đ hc tp tri nghim, Trưng Tiu hc Lê Đình Chinh (Q.11, TP.HCM) đã mang… trang tri vào trưng cho hc sinh quan sát, tri nghim thc tế.


Mt nhóm hc sinh Trưng Tiu hc Lê Đình Chinh thích thú khi cho heo ăn

Với sự đổi mới trong cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm này, ngay giữa sân trường, các em học sinh đã được quan sát nhiều con vật như dê, heo, thỏ…; được tham gia bắt cá, trồng rau…

Sân trưng thành nơi nuôi cá, dê, th

Buổi sáng, khi được mẹ đưa đến trường, em Bùi Hoài Thu (học sinh lớp 3) vô cùng ấn tượng trước khung cảnh độc đáo, thú vị khi sân trường được chia làm nhiều khu vực: Chỗ thì làm vườn trồng rau, nơi khác trở thành hồ nuôi cá, kế đó là khu vui chơi… Đặc biệt, còn có cả khu nuôi dê, thỏ, heo… “Dù đã được cô giáo chủ nhiệm thông báo là hôm nay đi học sẽ được vui chơi thỏa thích với nhiều trò chơi trải nghiệm ở trường nhưng em vẫn rất bất ngờ. Đây là lần đầu tiên em thấy trường mình tổ chức nhiều trò chơi mới lạ, vui như thế này”, Hoài Thu cho biết.

Với nhiều trò chơi thú vị như bắt cá, thu hoạch rau, chăm sóc vật nuôi, làm gốm…, sân trường đã trở thành một trang trại và khu vui chơi lớn khiến học sinh vô cùng thích thú, hào hứng. Theo đó, khu trò chơi ngồi thuyền, bắt cá và chăm sóc vật nuôi nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh nhất bởi đây là những hoạt động trải nghiệm mà thường ngày không phải học sinh nào cũng có cơ hội tham gia. Thầy Văn Nhật Phương (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, đây là lần đầu tiên trường tổ chức hoạt động “mang trang trại vào trường” cho học sinh trải nghiệm. Việc đổi mới trên khiến học sinh vô cùng thích thú, phụ huynh và giáo viên cũng hào hứng không kém.


Mt hc sinh thích thú khi bt đưc cá

Theo thầy Nhật Phương, trước đây khi muốn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ngoài không gian lớp học, trường thường đưa học sinh đến các khu vui chơi hoặc trang trại bên ngoài. Khi tổ chức, học sinh rất thích thú, tuy nhiên việc di chuyển mất nhiều thời gian, phụ huynh và giáo viên cũng không thực sự an tâm vì các em còn quá nhỏ. Hơn nữa, khi tổ chức hoạt động trải nghiệm như vậy không phải học sinh nào cũng có điều kiện tham gia. “Mang trang trại vào trường, tức là, thay vì phải di chuyển đến trang trại bên ngoài thì giờ trường biến thành trang trại. Học sinh được vui chơi tất cả các hoạt động từ bắt cá, thu hoạch rau, chăm sóc vật nuôi cho đến những trò chơi dân gian như nặn tò he, làm gốm, làm chong chóng… Khi tổ chức trong sân trường, chi phí cũng giảm đi rất nhiều, phụ huynh và trường đều rất an tâm. Đặc biệt là tất cả học sinh trong trường cùng tham gia, được trải nghiệm, vui chơi; qua đó các em học được nhiều điều bổ ích”, thầy Nhật Phương chia sẻ.

ng ti s tri nghim đa dng cho hc sinh

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc tiểu học, việc giáo dục học sinh được đẩy mạnh thông qua các hoạt động trải nghiệm. Từ chính sự trải nghiệm thực tế, học sinh được học tập, vui chơi và lớn lên. Ngoài ra, nội dung hoạt động giáo dục trải nghiệm cũng được Bộ GD-ĐT quy định rõ ràng, cụ thể với 105 tiết/năm học qua các hoạt động đa dạng nhằm phát triển tối đa năng lực, phẩm chất học sinh. Vì yêu cầu quan trọng của nội dung hoạt động trải nghiệm trong giáo dục học sinh, thầy Văn Nhật Phương cho hay, trường luôn cố gắng tổ chức đa dạng các hoạt động nhằm tạo sự mới mẻ, thu hút học sinh. “Mô hình đưa các hoạt động trải nghiệm về trường tổ chức đang được trường tính toán và đẩy mạnh vì không chỉ mang đến sự khám phá cho học sinh mà quan trọng hơn là học sinh nào cũng được tham gia, thể hiện tính công bằng trong giáo dục. Trường đã từng đưa múa rối nước, tái hiện các trò chơi dân gian trong sân trường…, học sinh rất thích thú”, thầy Nhật Phương cho biết.


Hc sinh Trưng Tiu hc Lê Đình Chinh trang trí ly ung nưc

Mới đây, Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (TP.Thủ Đức) cũng tổ chức hoạt động lễ hội trò chơi dân gian trong sân trường với nhiều trò chơi như đi thuyền, làm kẹo bông gòn, nặn tò he…, các em học sinh rất thích thú. Đại diện trường cho biết, trong một năm học vô cùng đặc biệt khi học sinh phải học trực tuyến kéo dài suốt học kỳ I, nhiều hoạt động giáo dục trải nghiệm không thể tổ chức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc mang lễ hội trò chơi dân gian vào trường không chỉ mang đến sự thích thú cho học sinh mà còn nhận được sự hưởng ứng của đông đảo phụ huynh. Theo đó, trường tận dụng các thiết chế văn hóa trong sân trường, thiết kế các khu vui chơi trải nghiệm cho học sinh một cách phù hợp. Các em vui chơi theo từng khối lớp, có sự giám sát của thầy cô vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo phòng chống dịch. Những sản phẩm tạo ra trong lễ hội các em được mang về nhà tặng ông bà, ba mẹ hoặc trang trí góc học tập… “Học sinh tiểu học, nhất là khối lớp nhỏ, những hoạt động trải nghiệm giúp các em vừa học vừa chơi, phát triển được nhiều kỹ năng, kiến thức. Đặc biệt, trong năm học đặc biệt như năm nay thì các hoạt động trải nghiệm sẽ trở thành chất xúc tác khiến học sinh hào hứng, yêu thích việc đến trường hơn”, đại diện trường bày tỏ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)